Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

GS Ngô Bảo Châu trong 'vòng vây' của 224 thủ khoa

Không chỉ đặt ra những câu hỏi khó, thiết thực, các thủ khoa "đầu ra" thuộc nhiều trường ĐH đã chụp ảnh và bủa vây giáo sư Ngô Bảo Châu để xin chữ ký.

GS Ngô Bảo Châu trong 'vòng vây' của 224 thủ khoa

Không chỉ đặt ra những câu hỏi khó, thiết thực, các thủ khoa "đầu ra" thuộc nhiều trường ĐH đã chụp ảnh và bủa vây giáo sư Ngô Bảo Châu để xin chữ ký.

>> Các nữ thủ khoa tốt nghiệp ĐH điểm 'khủng'

Chiều qua (20/8), tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra chương trình "Thắp sáng tương lai" do Thành đoàn Hà Nội tổ chức, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện tôn vinh thủ khoa tốt nghiệp ĐH trên địa bàn Thủ đô.

Cuộc hội ngộ của những niềm tự hào

224 thủ khoa tốt nghiệp tại các trường ĐH ở Hà Nội đã có mặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám để làm lễ dâng hương và ghi tên vào bảng vàng.

Khi từng nhóm 5 bạn được đọc lên, những ánh mắt ngời sáng, những nụ cười tươi tắn hiện lên trên gương mặt. Đặt bút ký, trân trọng nhìn tên mình trong sổ vàng, các thủ khoa đều rất xúc động.

GS Ngô Bảo Châu trong 'vòng vây' của 224 thủ khoa
Các thủ khoa ký tên vào sổ vàng. Bạn Vũ Cầm Công Danh (ngoài cùng bên trái), thủ khoa ĐH Mỹ thuật Việt Nam, ngay sau khi tốt nghiệp đã được Công ty VNG mời về làm việc.

Những cái tên được vinh danh đầy trang trọng, như Nguyễn Trọng Nhật Quang, thủ khoa ĐH Bách Kho, Nguyễn Thùy Linh - Học viện Tài chính, Nguyễn Thanh Huyền - Học viện Hành Chính, Đào Mỹ Hằng - Học viện Ngân hàng....

Tuy nhiên, hôm qua không chỉ là cuộc gặp đơn thuần của các bạn trẻ, những người có điểm số cao, điểm rèn luyện xuất sắc, quá trình hoạt động năng nổ mà còn là cuộc giao lưu của 224 thủ khoa với các vị đại biểu. Đó là anh Nguyễn Đắc Vinh, ông Hồ Quang Lợi, và đặc biệt là giáo sư Ngô Bảo Châu.

Anh Nguyễn Đắc Vinh từng là thủ khoa của ĐH Luật, hiện là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa XI, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên. Ông Hồ Quang Lợi, từng là cây bút chính luận sắc sảo của báo Quân đội Nhân dân, hiện là Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

Bạn Đặng Trúc Quỳnh, thủ khoa xuất sắc đến từ ĐH Y Hà Nội (điểm tổng kết 8,34, điểm rèn luyện xuất sắc) chia sẻ: "Em rất xúc động khi được vinh danh trong lễ tuyên dương này, tại nơi này, trường ĐH đầu tiên của nước Việt Nam. Năm nay, chúng em đã nhận được sự quan tâm của Thành đoàn với nhiều sự kiện rất ý nghĩa, đặc biệt là trong hôm nay được giao lưu với giáo sư Ngô Bảo Châu".

GS Ngô Bảo Châu trong 'vòng vây' của 224 thủ khoa
Các thủ khoa tặng hoa cho khách mời của chương trình.

Giáo sư Ngô Bảo Châu, trong câu trả lời của thủ khoa đến từ ĐH Ngoại thương -, bạn Phạm Thị Phương Anh, cũng chia sẻ rằng ông rất xúc động khi có mặt tại buổi lễ: "Trong 2 tháng qua, tôi rất bận rộn, có lẽ vì thế nên các bạn trẻ cảm thấy khá khó khăn khi tiếp túc với tôi. Và được tham gia chương trình này, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên và rất vui".

Hi vọng 5-10 năm nữa gặp lại vẫn thấy ánh mắt trong veo

Trong chiều qua, cuộc giao lưu giữa thủ khoa với khách mời, 224 thủ khoa đã rất "thỏa lòng" và tự hào khi được đặt câu hỏi và lắng nghe những chia sẻ của giáo sư Ngô Bảo Châu.

Phần lớn những câu hỏi đều dành cho vị giáo sư đáng kính. Bạn Dũng, thủ khoa ĐH Bách Khoa đã hỏi: "Trong quá trình nghiên cứu giáo sư đã từng gặp khó khăn và muốn bỏ dở. Làm thế nào để giáo sư vượt qua được những khó khăn đó?". Dũng cũng hỏi thêm một vấn đề... không liên quan đến khoa học là: "Nhiều nhà Toán học có tâm hồn lãng mạn, đặc biệt là thích làm thơ. Vậy giáo sư đã từng làm thơ chưa, giáo sư có thể đọc một bài thơ do mình sáng tác?"

Câu hỏi đầu tiên của Dũng đã được Giáo sư Ngô Bảo Châu trả lời rằng: "Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của không chỉ cá nhân tôi mà cả những nhà khoa học khác đều gặp phải khó khăn. Khi đã dấn thân vào con đường khoa học, thì mỗi người đều có kỳ vọng, nhưng cũng không tránh khỏi thất bại trong quá trình đạt được mục tiêu của mình. Làm Toán học rất khổ, 100 ngày có tới 99 ngày khổ, một ngày vui thì trong ngày vui đó lại tìm thấy cái khổ tiếp theo. Thế nhưng, trong cảm giác thất bại thì đã có mầm mống của sự thành công. Thêm một chút may mắn nữa, chúng ta sẽ có thành công".

GS Ngô Bảo Châu trong 'vòng vây' của 224 thủ khoa
Giáo sư Ngô Bảo Châu lắng nghe các câu hỏi của thủ khoa.

Giáo sư cho biết ông có sáng tác thơ, nhưng tại thời điểm này ông không nhớ được bài nào nên chưa "trình diễn" thơ cho các thủ khoa lắng nghe được.

Nữ thủ khoa Phạm Thị Lan cũng đặt ra một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, đó là hầu hết thời gian trong năm thì giáo sư sống và làm việc ở nước ngoài, vậy giáo sư làm gì để đóng góp cho đất nước Việt Nam.

Với câu hỏi này, giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết dù làm việc ở nước ngoài nhưng ông vẫn trao đổi công việc của mình tại Viện Toán học qua nhiều phương thức. Hơn nữa một năm giáo sư có 3 tháng hè và đó là thời gian ông về nước để tham gia các công việc ở Việt Nam. Trong năm nay, giáo sư đã có kế hoạch mở một quỹ để hỗ trợ cho các nhà khoa học, tên quỹ được đặt là "Hạt vừng". Theo giáo sư thì đó là một cái tên nghe ngộ nghĩnh nhưng nó mang hàm nghĩa hạt vừng tuy nhỏ bé nhưng sẽ mở ra cho con người một chân trời mới, như câu nói quen thuộc "Vừng ơi, mở cửa ra".

Bên cạnh việc đặt câu hỏi cho giáo sư Ngô Bảo Châu, các bạn trẻ còn có những mong muốn được chia sẻ từ các vị khách mời khác, tuy nhiên, cơ hội được giao lưu với giáo sư là không nhiều, nên các vị khách mời cũng hướng những câu trả lời về phía giáo sư. Thậm chí, ông Hồ Quang Lợi sau khi phát biểu những đóng góp, sự tác động của biểu tượng Toán học Ngô Bảo Châu đã "nhỡ quên" câu hỏi chính của thủ khoa, ông đã hẹn một dịp khác ngay tại nơi công tác của mình để trao đổi kinh nghiệm làm báo với nữ sinh đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Gần cuối chương trình, những chia sẻ của giáo sư về cảm xúc của buổi gặp mặt, khi được trò chuyện với các thủ khoa đã khiến mọi người đều thêm thán phục: "Hôm nay khi ngồi ở đây tôi rất xúc động. Tôi đã được nhìn thấy ánh mắt tự hào và trong veo và niềm tin vào tương lai của các bạn khi ngồi ký tên vào sổ vàng. Tôi hi vọng rằng, trong 5-10 năm nữa, khi gặp lại, các bạn vẫn giữa ánh mắt đó, giữ niềm tin đó như ngày hôm nay".

Ngay sau phần giao lưu, các thủ khoa đã lên tặng hoa cho khách mời, nhiều bạn trẻ đã bủa vây giáo sư Ngô Bảo Châu để xin chữ ký. Sau đó, khi ra đại sảnh để chụp ảnh lưu niệm, những sự phấn khích, tự hào khi được gặp thần tượng của mình, 224 bạn trẻ đã không "dứt" được giáo sư, để tiếp tục xin chữ ký và chụp ảnh kỷ niệm.

GS Ngô Bảo Châu trong 'vòng vây' của 224 thủ khoa
Thủ khoa xì tin bên giáo sư Ngô Bảo Châu và ông Hồ Quang Lợi.
GS Ngô Bảo Châu trong 'vòng vây' của 224 thủ khoa
Trong vòng vây của các thủ khoa.

Tối nay, lễ tuyên dương các thủ khoa tốt nghiệp ĐH sẽ diễn ra tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).

Thủy Nguyên

Theo Bưu Điện Việt Nam

Theo Bưu Điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm