Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hải Sapa TV ẩn video, đi khám sức khỏe sau ồn ào lòng xe điếu

Sau khi bị công kích dữ dội vì từng review món lòng xe điếu, chủ kênh YouTube Hải Sapa TV cho biết đã ẩn video liên quan và đi khám tổng quát để “cộng đồng yên tâm”.

Hải Sapa TV đã xóa video review lòng xe điếu, xác nhận đi khám sức khỏe sau ồn ào liên quan đến TikToker "Thế Lòng Se Điếu". Ảnh: haisapatv_official/TikTok.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews chiều 9/5, quản lý của Hải Sapa TV xác nhận YouTuber này vừa đi khám tổng quát và ẩn một số video cũ liên quan món lòng xe điếu. Người này nói thêm hoạt động của kênh lẫn đội ngũ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi bị cộng đồng mạng réo tên vì từng review món ăn đang gây tranh cãi.

“Ban đầu chúng tôi không ẩn video về lòng xe điếu vì nghĩ đó chỉ là trải nghiệm ăn uống bình thường, nhưng mọi người kéo vào bình luận tiêu cực ở các video mới. Do đó, đội ngũ quyết định ẩn video cũ để tránh hiểu lầm”, anh Tài, quản lý của Hải Sapa TV, giải thích.

Người quản lý cũng cho biết lý do Hải Sapa TV đi khám là “kiểm tra cho yên tâm và mong cộng đồng bớt đồn đoán”.

Năm 2023, Hải Sapa TV từng đăng video review món lòng xe điếu trên kênh YouTube cá nhân với tiêu đề “Lòng se điếu 3 triệu 1 kg, ngon nhức nách”. Trong video, anh liên tục khen món ăn “giòn, ngon”, cho rằng “giá 2 hay 3 triệu không quan trọng, quan trọng là phải ăn được miếng ngon, chất lượng đúng như quảng cáo”.

Đến năm 2024, Hải Sapa xuất hiện trong video được TikToker "Thế Lòng Se Điếu" mời đến quán Lòng Chát để trải nghiệm món ăn. Hai video này hiện đã bị ẩn.

Quản lý khẳng định: “Nhóm không liên hệ gì với chủ quán Thế Lòng Se Điếu, không có hợp đồng hay booking. Chúng tôi đến ăn, xin phép quay và chia sẻ như mọi nơi khác”.

review long xe dieu anh 1

Video ăn lòng xe điếu ở quán Lòng Chát của Hải Sapa TV cũng bị "đào lại". Ảnh: Hải Sapa TV/YouTube.

Khi ồn ào về lòng xe điếu nổ ra, trong các video gần đây trên kênh Hải Sapa TV, nhiều khán giả để lại bình luận với giọng điệu mỉa mai, từ việc kêu gọi TikToker này “đi khám sức khỏe sớm”, “kiểm tra lại gan thận”.

Thậm chí, một số bình luận còn gắn mác sản phẩm Hải Sapa kinh doanh là “đồ Trung Quốc”. Đại diện kênh cho biết điều này làm hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng rõ rệt.

“Trước đây, khán giả hỏi về món ăn, địa danh, đặc sản vùng cao trong các video của kênh. Bây giờ đều hỏi lòng xe điếu. Cả sản phẩm của chúng tôi bán bao lâu nay cũng bị nghi ngờ”, anh Tài chia sẻ.

Hải Sapa TV tên thật là Vũ Hoàng Hải, là YouTuber và TikToker chuyên sản xuất nội dung về ẩm thực, đặc sản vùng Tây Bắc.

review long xe dieu anh 2

Nhiều TikToker như Nga Sumo, Tina Thảo Thi, Hoàng Anh Panda... cũng bị nhắc tên vì từng review lòng xe điếu. Ảnh: Nga Sumo/Facebook.

Không chỉ Hải Sapa TV, nhiều TikToker khác như Tina Thảo Thi, Nga Sumo, Hoàng Anh Panda… cũng bị “đào lại” video cũ về lòng xe điếu. Cộng đồng mạng để lại bình luận dồn dập, vừa lo lắng cho sức khỏe, vừa trêu chọc những người từng ca ngợi món ăn này.

Trong đó, Nga Sumo, người chuyên làm các video "ăn thùng uống vại", từng ăn 15 kg lòng xe điếu vào tháng 6/2024. Khi bị gọi tên, cô phản hồi mình vừa đi khám tổng quát, kết quả sức khỏe bình thường và còn hài hước nói chỉ bị tụt canxi vì “nhớ khán giả ở Việt Nam”.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews vào tối 7/5, quản lý của Nga Sumo khẳng định cô “chỉ đi ăn như bao người khác, không có hợp đồng quảng cáo hay nhận chi phí từ quán”. Sức khỏe của mukbanger hiện tại vẫn bình thường.

Loạt video cũ về lòng xe điếu tiếp tục lan truyền rộng rãi, đặc biệt sau khi một đầu bếp tuyên bố tặng 1 tỷ đồng cho ai quay được cảnh chế biến món lòng này tại lò mổ thực tế. Phát ngôn của anh khiến từ khóa “lòng xe điếu” lọt top tìm kiếm.

Hiện tại, cơ quan chức năng ở TP.HCM và Hà Nội đang tiến hành kiểm tra chuỗi quán Lòng Chát để làm rõ nguồn gốc và độ an toàn thực phẩm của món lòng xe điếu.

Loạt TikToker bất ngờ bị réo tên vì từng review lòng xe điếu

Sau khi ồn ào về lòng xe điếu thành tâm điểm chú ý trên mạng, nhiều clip ăn thử món này của các TikToker bất ngờ được chia sẻ trở lại.

Đừng làm việc quá sức

Theo tác giả James Suzman, Đông Á được coi là khu vực đang phải chịu hậu quả nặng nề từ thực trạng nhân viên làm việc quá sức. Những con số đáng báo động về "văn hóa 996" ở Trung Quốc, hiện tượng "karoshi" (làm việc đến chết) tại Nhật Bản... được đề cập trong cuốn sách Lịch sử việc làm khiến chúng ta phải giật mình.

Đức An

Bạn có thể quan tâm