Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Hàng loạt biến chủng SARS-CoV-2 xuất hiện cảnh báo điều gì?

Cảnh báo của Thủ tướng Anh về biến chủng B117 làm tỷ lệ tử vong tăng 40% khiến thế giới lo ngại. Chúng ta đang phải đối mặt nhiều biến chủng khác cũng đáng lo không kém.

Tháng 12/2020, Anh báo cáo về biến chủng SARS-CoV-2 mới. Đó là B117 và nó dường như khiến dịch bệnh này dễ lây lan hơn. Kể từ đó, giới nghiên cứu đã phát hiện B117 có khả năng lây nhiễm cao hơn 50-70% so với biến chủng khác của virus.

Ngày càng nhiều người mắc bệnh sẽ tạo áp lực lên toàn bộ hệ thống. Tại Anh, các dịch vụ y tế đã quá tải. Nó khiến giới chức quốc gia này phải đưa ra báo động trên toàn quốc.

Mới đây, Nhóm Tư vấn Mối đe dọa Virus Hô hấp Mới xuất hiện (Nervtag), thuộc chính phủ Anh, nhận thấy biến chủng B117 làm tăng tỷ lệ tử vong thêm 30-40%. Nhưng đó chưa phải là toàn bộ vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt.

bien chung virus tai Anh anh 1

Thế giới đang đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trước tình hình phức tạp của đại dịch. Ảnh: Jeff Pachoud/Getty Images.

“Dị nhân” của virus

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, B117 được xếp vào loại "biến chủng cần quan tâm" bởi nó đã lan rộng tới 60 quốc gia, vùng lãnh thổ bên ngoài nước Anh. Phó giáo sư Stuart Turville, Đại học New South Wales, Anh, cho biết chúng ta gọi B117 là biến chủng SARS-CoV-2 mới, nhưng chính xác là nó có sự thay đổi về đột biến. Những đột biến trong biến chủng có thể làm thay đổi về di truyền, bộ gene. Bộ gene của SARS-CoV-2 có khoảng 30.000 cặp bazo (đột biến). Biến chủng B117 có khoảng 24 cặp đột biến lạ.

B1351, biến chủng SARS-CoV-2 được xác định ở Nam Phi, cũng có số lượng đột biến lạ cao bất thường. Chúng cũng chứa một số đột biến đã xuất hiện ở B117. Hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy B1351 có thể làm sức khỏe của bệnh nhân mắc Covid-19 nặng hơn. Tuy nhiên, nó nhanh chóng lây nhiễm cho nhiều người và được xem là làm tăng khả năng mắc Covid-19 ở cư dân nước này.

Trên thực tế, virus đã hình thành vài nghìn biến chủng khác nhau. Chỉ cần thay đổi một hoặc vài đột biến/cặp bazo, virus đã thành biến chủng mới. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi nào cũng mạnh mẽ. Nhiều biến chủng xuất hiện và biến mất sau đó, đặc tính không điển hình.

Do đó, theo ông Turville, những biến chủng SARS-CoV-2 mới mà chúng ta đang quan sát thấy là “dị nhân” của virus. Chúng sống sót sau sự thay đổi và tiếp tục tìm cách thích nghi với tình hình dịch mới.

bien chung virus tai Anh anh 2

Một số biến chủng mới của SARS-CoV-2 khiến các ca mắc Covid-19 tăng nhanh hơn do khả năng lây nhiễm của virus cao hơn so với bình thường. Ảnh: Getty Images.

Hàng loạt biến chủng SARS-CoV-2 đang tồn tại trên thế giới

Biến chủng khác cũng khiến giới khoa học quan tâm đó là B1128 hay P1. Lần đầu tiên phát hiện nó là tháng 1, trên những du khách từ Brazil nhập cảnh vào Nhật Bản. B1128 có những đột biến tương tự B1351, tuy nhiên, hơn 20 mã còn lại có sự thay đổi.

Một báo cáo từ các nhà nghiên cứu tại Brazil cho thấy biến chủng B1128 có khả năng liên quan sự gia tăng các ca tái mắc Covid-19, lây truyền bệnh cao hơn. Nói cách khác, biến chủng này dấy lên lo ngại có thể né tránh phản ứng kháng thể ở những người đã từng mắc hoặc khỏi Covid-19.

Ngày 17/1, cơ quan y tế của bang California, Mỹ, tiết lộ họ phát hiện biến chủng SARS-CoV-2 mới, đó là L452R. Chủng này ngay lập tức được ghi nhận ở nhiều ca mắc Covid-19 trên toàn tiểu bang. Tuy nhiên, giới chức y tế California cũng trấn an: “Còn quá sớm để biết khả năng lây lan của biến chủng này so với số còn lại. Chúng tôi đang điều tra thêm”.

Các nhà nghiên cứu ở tiểu bang Illinois, Mỹ, gần đây đã xác định biến chủng hoàn toàn mới mang tên 20C-US. Nó chưa một số đột biến đặc biệt, có khả năng tự tái tạo virus một lần bên trong tế bào người. 20C-US cũng mang một đột biến quan trọng, được cho là khiến virus SARS-CoV-2 nhảy sang người vào cuối năm 2019. Nhóm chuyên gia nghiên cứu 20C-US cho hay biến chủng này đã lây lan nhanh ở Mỹ từ tháng 6 năm ngoái và dự đoán có thể sớm trở thành chủng phổ biến tại quốc gia này.

bien chung virus tai Anh anh 3

Nghiên cứu, phân tích mẫu nước thải ở nhiều quốc gia được cho là hướng đi quan trọng trong công cuộc điều tra SARS-CoV-2. Ảnh: Getty Images.

Gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Manitoba, Winnipeg, Canada, cũng xác định được hai biến chủng mới, có liên quan tỷ lệ tử vong cao hơn so với những loại còn lại. Một trong số đó chứa đột biến V1176F và D614G - hai loại phổ biến trong hàng triệu ca mắc Covid-19 trên thế giới trước đây.

Chữ cái đầu tiên trong các tên đột biến này biểu thị cho loại axit amin đã được thay thế. Số là vị trí của nó trên protein. Chữ cái cuối cùng là axit amin mới xuất hiện tại vị trí bị thay thế. Đột biến D614G từng là cơn ác mộng với châu Âu. Các nhà nghiên cứu Canada cho biết việc bổ sung đột biến V1176F trong trình tự gene của SARS-CoV-2 có thể làm thay đổi hành vi của nó, khiến virus ngày càng khôn ngoan hơn.

Đứng trước hàng loạt biến chủng SARS-CoV-2, thách thức với các nhà khoa học đó là có quá nhiều thứ phải nghiên cứu về nó. Hàng chục câu hỏi được đặt ra với từng đột biến khác nhau. Bởi chúng ta chưa thể khẳng định đột biến nào không quá đáng lo, loại nào tăng nguy cơ tử vong và lây nhiễm như B117.

Phó giáo sư Turville cho biết tin tốt lúc này là chưa có bằng chứng nào cho thấy các biến chủng SARS-CoV-2 mới có thể né tránh hoàn toàn được phản ứng miễn dịch. "Chúng tôi chưa ghi nhận đột biến virus nào có khả năng miễn dịch hoàn toàn và làm vô hiệu hóa vaccine", vị chuyên gia nói thêm.

Nhà virus học Michael Worobey, Đại học Arizona, Mỹ cảnh báo: "Nhìn thoáng qua, có thể trong tương ai, chúng ta sẽ phải 'chạy đua vũ trang' với loại virus này. Mỗi năm, vaccine cần phải cập nhật để thích nghi với sự biến đổi của virus".

Khi nào nổi hạch là dấu hiệu của bệnh ung thư?

Các hạch bạch huyết là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ miễn dịch. Cổ, bẹn, nách nổi hạch, sưng đau trong nhiều trường hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư.

Vì sao nhiều người Trung Quốc phản đối mang thai hộ?

Gần đây, Trịnh Sảng vướng bê bối nhờ người mang thai hộ khiến chủ đề này một lần nữa được quan tâm tại Trung Quốc, gây nhiều tranh cãi.

Dịch Covid-19

Thiên Nhan

Theo Guardian, BBC

Bạn có thể quan tâm