Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành hương về đất Phật

Chuyến đi 12 ngày về vùng đất Phật ở Ấn Độ và Nepal đã cho chúng tôi những cảm giác như lạc vào cõi bồng lai...

Hành hương về đất Phật

Chuyến đi 12 ngày về vùng đất Phật ở Ấn Độ và Nepal đã cho chúng tôi những cảm giác như lạc vào cõi bồng lai...

Hành hương về đất Phật

Hành hương về đất Phật

Gian nan đường tới…. Phật!

Đến xứ Phật, bạn sẽ được hưởng cảm giác của không gian bao la của trời và đất, được một lần quỳ dưới chân cội bồ đề nơi Đức Phật Thích Ca giảng pháp, bổng dưng lòng mình như quên hẳn mọi việc trên đời. Và chuyến đi 12 ngày về vùng đất Phật ở An Độ và Nepal, đã cho chúng tôi những cảm giác…. bồng bềnh như thế.

Trước ngày lên đường, anh trưởng đoàn Doãn Tần thuộc Công Ty Lữ Hành East Sea một Công Ty chuyên thực hiện tour đến vùng đất Phật đã dặn dò kỷ lưỡng, phải có phích điện để xạc pin, phải có lương khô để chống với hương vị “cà ri” của người Ấn, phải có tiền lẽ để còn giải quyết nạn ăn xin, cúng dường…. và nên nhớ đây là một chuyến hành hương về vùng đất phật chứ không phải là một tour du lịch bình thường, mọi sự vất vả đang chờ chúng ta ở phía trước.

Hành hương về đất Phật
Hành hương về đất Phật
Hành hương về đất Phật
Hành hương về đất Phật
Hành hương về đất Phật
Đưa đoàn tham quan về vùng đất Phật.

Đoàn “thê tử” chúng tôi 14 người, đựợc xem như hai đoàn, một là đoàn phim, hai là nhóm những người “mộ đạo” là Việt kiều từ Mỹ trở về Việt Nam để cùng sang đất Phật. Phải vượt qua hai ngày đêm bằng máy bay, xe lửa và nhất là chuyến xe đò vào thời “cổ đại”, trong suốt những chặng đường dài hàng ngàn cây số, trãi qua biết bao làng mạc nghèo khổ của người dân Ấn, đã làm chạnh lòng hầu hết các thành viên trong đoàn. Vùng đất An, nơi được mệnh danh là kinh đô của Bollywood,có một nền điện ảnh công nghiệp vào hàng nhất nhì hiện nay trên thế giới. Ấn Độ được xem như một đất nước diệu kỳ, với dân số gần 1 tỷ người thuộc vào hàng đông người thứ hai trên thế giới (đứng sau Trung Quốc) luôn làm cảm giác của chúng tôi… ngồm ngộp, bởi rất nhiều ngừơi chen chút nhau đợi chờ ở từng góc hẹp trên phố.

Trên cộng đồng thế giới, Ấn Độ có kỳ quan thế giới đứng hàng đầu đó là đền thờ Taj Mahal, một kỳ quan lạ lùng và được xem như niềm tự hào của người dân Ấn. Chính trên đất nước này, họ có những con người kỳ tài thuộc vào hàng siêu hạng, những chuyên gia vi tính hàng đầu thế giới, nhưng cũng chỉ có ở Ấn Độ, trình độ văn hóa của người dân được xếp vào hàng kỷ lục của nạn… mù chữ. Người giàu thì giàu ngất ngưỡng, còn người nghèo thì tận cùng…. Qua khung cửa sổ của chuyến xe lửa từ thành phố New Delhi đến Lucknow dài hàng trăm cây số, chứng kiến hàng ngàn ngôi nhà lụp xụp, tả tơi, đen ngòm chen chút nhau trên những bãi rác dọc ngoài lộ thiên, người dân Ấn ở vùng nông thôn hầu như đều mang trên mình một gương mặt khắc khổ và chịu đựng, có lẽ ý thức về cộng đồng thấp, nên dễ làm người tham quan ngạc nhiên vì sao một đất nước có nên văn minh của nhân loại gần 3000 năm qua như Ấn Độ lại luôn xuất hiện những mãnh đời cơ cực. Người dân “thoải mái” trong việc phóng uế ngoài đường, chỉ một tuyến đường xe lửa mà con người ta có thể xếp hàng ngủ qua đêm theo tầng tầng, lớp lớp để mong có được một chiếc vé thông hành. Những anh phu khiêng đồ bằng những chuyến xe đẩy thô sơ dài gần 3m, họ vẫn dùng sức cho việc khuâng vác các va ly hàng hóa, khiến cho khách du lịch chúng ta liên tưởng đến những năm của thập niên 40 – 50 ở vùng Bắc Bộ vào thời Pháp thuộc.

Sau gần một ngày trời rời khỏi ga xe lửa, một chuyến xe đò đưa chúng tôi về thành phố Sravasti, nơi được mệnh danh là kinh đô của Vương Quốc Kiều Tát La do đức vua Ba Tư Nặc trị vì vào những năm trước công nguyên.

Hành hương về đất Phật
Các Phật tử thành tâm.
Hành hương về đất Phật
Ngồi thiền
Hành hương về đất Phật
Hành hương về đất Phật
Vùng đất Phật lung linh và huyền diệu

Tiếng là vương quốc, nhưng nơi đây hiển thị lên như một vùng ngoại ô nào đó của… Phan Rang, và phải mất hơn 8 giờ đường bộ, vì cách tính thời gian cho một chặng đường ở đây không giống như ở Việt Nam, ngay cả vị trưởng đoàn Doãn Tần, là người có rất nhiều kinh nghiệm khiến Anh Quốc, Chị Oanh, chị Phượng vốn là những người có nhiều kinh nghiệm đi xa, nhưng vẫn không đoán được tốc độ mỗi giờ đi được bao xa, bởi ở Ấn Độ, đường nhỏ hẹp, phố thì đầy bụi bặm, nạn kẹt xe, ăn xin và nhất là nạn… ổ voi, liên tục làm cho các “Phật Tử” của đoàn bị nhồi và nén như một cuộc hành xác trường kỳ.

Đến Ấn Độ mà không nhắc đến… ăn quả là thiếu sót. Người dân ở đây các món ăn làm ra từ lúa mạch, nên chất bột được xem là chủ lực và dầu mỡ rất được hào phóng trong các bữa ăn, nhưng “thú vị” nhất là hương vị của… cà ri luôn dính liền trong đời sống ngừơi dân Ấn. Canh có cà ri, chiên xào cà ri, hấp luộc cũng hương vị… cà ri, cứ thế nó trở thành “bạn đường” khó chịu dành cho khách đến tham quan.

Một ngày đường vất vã, được thưởng thức những món ăn đậm đà nơi xứ bạn, với hai ngày đầu khẩu vị cà ri này vẫn được “tôn vinh”, nhưng đến ngày thứ ba, thứ tứ và những ngày sau đó, quả là một cực hình nếu như chúng ta vẫn thấy món…. cà ri.

Hành hương về đất Phật
Đoàn du lịch trước cổng nơi ngày Cấp Cô Độc trú ngụ năm xưa.

Đến khi mệt gần như rã… xác, chúng tôi mới đặt chân được đến Kỳ Viên Tịnh Xá, nơi được tương truyền rằng: Cách đây 2.600 năm ngài Cấp Cô Độc, một đại gia giàu có của kinh thành Xá Vệ, vì muốn Đức Phật có nơi thiền định và thuyết giảng tốt nhất, đã bất chấp lời thách thức của Thái Tử Kỳ Đà là: Hãy lót vàng phủ kín khu vườn Kỳ Viên (rộng 2 hecta) này, lúc đó ta sẽ tính”. Cứ tưởng như một lời nói đùa, vậy mà sau đó, người hầu vào bẩm báo: “Thưa Thái Tử, ngài Cấp Cô Độc đã cho ngừơi phủ vàng khắp nơi….”. Ngạc nhiên và mến mộ cái tâm của ngài Cấp Cô Độc, Thái Tử chấp nhận thực hiện lời nói chơi của mình, và nơi đây Đức Phật đã lưu trú suốt 24 mùa an cư kiết hạ.

Đến với vùng đất này, tâm điểm của sự chú ý là cây Bồ Đề, do ngài Anan chiết từ cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, là nơi phật nhập định 49 ngày để thành chánh quả, đem về trồng ở nơi đây. Chưa biết cội Bồ Đề linh thiêng như thế nào, sống thọ bao nhiêu năm, chỉ biết rằng hàng năm, đã cuốn hút hàng vạn phật tử từ khắp nơi trên thế giới, không phân biệt tuổi tác, giới tính giàu nghèo, tất cả đều đến với lòng thành tâm khấn vái, vơi họ đó là niềm tin, là sự huyền diệu từ cõi vô biên, khiến cho con người ta trở về với tâm trạng nhẹ nhàng, sống phải hướng thiện và phải biết lánh xa những tội lỗi.

Những điều kỳ diệu..

Dưới chân cội bồ đề của đất Phật, cứ như một tượng đài sừng sững uy nghi, khiến các phật tử từ các nước, không phân biệt quốc gia, sắc tộc, đều trở nên bé nhỏ lạ thường, tất cả đều thành tâm cúng bái. Từ chiếc lá bồ đề rơi xuống, được các phật từ nhặt lượm cất vào, như ấp ủ một điều kỳ diệu nào đó, khó ai giải thích được. Để có được sự thanh tịnh ở chốn tôn nghiêm như thế này, hôm chúng tôi đến, nói theo lời anh trưởng đoàn thì : Đó là dịp may hiếm có, bởi anh đã đi rất nhiều nhưng chưa bao giờ gặp được một cảnh lung linh huyền diệu như thế, hàng ngàn ngọn nến, được sắp xếp dài cả cây số phủ quanh cả vườn Kỳ Viên, hàng trăm phật tử nối nhau đi theo hàng một đi vòng quanh Kỳ Viên và cuối cùng tập trung tại nơi xưa kia là hương thất của Đức Phật mà bây giờ chỉ còn là những nên gạch hoanh sơ để…. tụng kinh. Các phật tử gần như sống trong không gian huyền bí và tâm linh với Đức Phật.

Hành hương về đất Phật
Các Phật tử thành tâm trước tượng tài Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn

Đến đền Bát Đại Niết Bàn, nới có tượng phật dài gần 20 mét, lần đầu tiên chứng kiến được lễ Dâng Y Đức Phật, cũng hàng trăm phật tử tụng kinh theo đủ thứ tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… và cả tiếng Việt Nam, họ nối đuôi nhau đi vòng vòng tụng kinh, làm những ai chứng kiến dường như đều rơi lệ, Đức Phật uy nghiêm thánh thiện vẫn nằm trong một tư thế khoan thoai gần hàng trăm năm nay, vậy mà các phật tử vẫn quỳ dưới chân ngài cầu xin một điều gì đó, hoà quyện vào tiếng kinh, tiếng mõ tạo nên một không khí quá đổi linh thiêng.

Bên ngoài Đền Bát Đại Niết Bàn có cây Sa La Song Thọ rất “nổi tiếng”, bởi đây chính là nơi Đức Phật đã từng nghỉ ngơi trước khi nhập Niết bàn, cây mọc thẳng đứng giữa một bầu trơi xanh lồng lộng, khiến cho du khách như lạc vào một chốn thiên thai, ai cũng múôn chụp hình để lưu niệm.

Hành hương về đất Phật
Hành hương về đất Phật
Bồn nước thiêng, nơi Hoàng hậu Maja hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa
Hành hương về đất Phật
Du khách thăm quan rất đông

Rời Ấn Độ chúng tôi đến Vườn Lâm Tỳ Ni ở Nepal, một vùng đất hiền hoà thanh tịnh chỉ cách biên giới An Độ khoảng 30 cây số. Vượt qua cửa khẩu hải quan với một không khí nóng hừng hực, vậy mà đến được vùng đất Lâm Tỳ Ni thì lại là một không khí hoàn toàn khác hẳn, khiến nhiều người phải thốt lên: Đúng là vùng đất Phật. Đây chính là nơi Đức Phật đản sanh, hiện vẫn còn di tích dấu chân và cây cột đá do vua A Dục dựng lên để đánh dấu ngày Hoàng hậu Maya lâm bồn hạ sinh Thái Tử Tất Đa Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này).

Cảnh vật nới đây thanh bình, người dân rất hiếu khách, các đoàn du lịch kéo nhau đến cúng bái rất đông, hàng trăm em học sinh cấp 2, được các thầy giáo đứng dưới hàng cây thuyết giảng về sự ra đời của Đức Phật, từng đoàn phật tử nối đuôi nhau vào tham quan, cũng có đoàn tập trung dưới gốc Bồ Đề cạnh ngay bồn nước của Hoàng Hậu năm xưa đã hạ sanh Hoàng Thái Tử để thuyết pháp. Trước đền Lâm Tỳ Ni, các sạp hàng bán lưu niệm khá phong phú, nhất là các vật liên quan đến nhà phật như: Chuổi, vòng, tượng phật v.v…. Nạn nói thách ở đây quả là số một, họ nói 10 chỉ mua khoảng 4 – 5, tuy nhiên không có cảnh chèo kéo hay bắt nạt khách hàng, ai cũng từ tốn và hiền hoà, thậm chí có gian hàng không có chủ, họ không sợ mất đồ, vì ai cũng bảo: Ở vùng đất Phật mà còn tham sân si thì đó chỉ là một cái... nghiệp, sớm muộn gì cũng phải trả trong nay mai.

Hành hương về đất Phật
Ngôi chùa Việt do thầy Thích Huyền Diệu xây dựng tại Nepan
Hành hương về đất Phật

Đến Lâm Tỳ Ni mà không ghé thăm Việt Nam Phật Quốc Tự, do thầy Thích Huyền Diệu trụ trì quả là một điều thiếu sót. Vì được là mệnh danh của vùng Đất Thánh, một trong tứ động tâm của vùng đất Phật nên xung quanh đây có rất nhiều ngôi chùa của các nước.

Mỗi nước có một kiến trúc độc đáo riêng biệt, mà phần đông là được xây đựng theo kinh phí của nhà nước. Riêng ngôi chùa Việt Nam của thầy Huyền Diệu có khác hơn với mọi nơi, chùa không lộng lẫy nhưng như cao hẳn hơn với dãy núi Ever, một nền xi măng được thiết kế theo bản đồ Việt Nam với các con chữ của 64 tỉnh thành và một ngôi chùa một cột đang xây cất dỡ dang, thầy tâm sự: “Năm 1969 tôi đến đây chỉ là một vùng đất hoang sơ, rắn rít muỗi mòng vô số kể, đã vậy quanh di tích nơi Đức Phật Đản Sanh người dân đập phá, phóng uế bừa bãi. Quá đau lòng với cảnh tượng trên, tôi đã cầu xin Đức Phật nếu có thiêng hãy phù hộ tôi xây chùa để phật tử các nơi đổ về mà thành tâm cúng vái. Và ngày nay nơi đây đã khang trang, các phật tử về đây được được nhìn ngắm Hồng Hạc, một loại chim quý ung dung đi lại trong vườn, được uống nguồn nước mát lạnh của thiên nhiên… và tức nhiên là ai cũng thành tâm cúng bái”.

Hành hương về đất Phật
Hành hương về đất Phật
Phât tử Ta và Tây đều có cách cúng rất riêng.
Hành hương về đất Phật
Hành hương về đất Phật

Một chuyến đi về vùng đất Phật, đã để lại trong lòng nhiều nỗi ưu tư, người dân còn nghèo khó, cuộc sống vẫn chưa thể thanh bình khi mà cái ăn cái mặc vẫn còn hiện hữu đâu đây. Về đất phật, như quên bao nỗi sầu lo trong cuộc sống, nhưng cũng từ đây, trong tâm của mỗi người, Đức Phật luôn ở trên cao và sẽ chứng giám cho những ai có lòng thành tâm hướng thiện.

Bài và ảnh: Lữ Đắc Long

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm