Hiện nay, ngày càng có nhiều người bệnh dũng cảm chiến đấu và chiến thắng căn bệnh ung thư.
Gia đình - điểm tựa vững chắc để bệnh nhân chiến đấu với bệnh tật
Chị Nguyễn Thị Lan (56 tuổi, TP.HCM) là kiến trúc sư tâm huyết với nghề. Từng du học Pháp ngành kiến trúc, chị đã gây dựng sự nghiệp vững chắc, được bạn bè và đồng nghiệp yêu quý.
Đang lúc công việc hanh thông, chị bất ngờ phát hiện mình bị ung thư thượng thanh môn giai đoạn 2. Chị suy sụp hoàn toàn, cảm giác mọi thứ đã chấm hết và quyết định âm thầm đón nhận “án tử”.
May mắn, người thân trong gia đình biết chuyện nên đã cùng động viên, khích lệ chị đi điều trị thay vì buông xuôi. Đặc biệt, chị ruột là chị Nguyễn Thị Thu Thủy đã tìm mọi cách vực dậy tinh thần cho em gái.
Từng định buông xuôi, chị Lan cuối cùng đã tới điều trị tại Trung tâm điều trị Ung thư Hy Vọng. |
Tình yêu thương của những người xung quanh và nỗi lo cho 2 con đã giúp chị có động lực, sức mạnh để cùng các bác sĩ tại Trung tâm điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV, bước vào cuộc chiến chống ung thư đầy gian nan.
Niềm tin là sức mạnh chiến thắng
Người điều trị trực tiếp cho chị Lan cách đây hơn 3 năm là bác sĩ Basma M’Barek, Trưởng Trung tâm điều trị Ung thư Hy Vọng.
Chị Lan nhanh chóng cảm thấy tin tưởng bác sĩ Basma khi cô ân cần, tư vấn tỉ mỉ và cho bệnh nhân hình dung về lộ trình điều trị chi tiết.
Với giai đoạn 2 của bệnh ung thư thượng thanh môn của chị Lan, bác sĩ Basma lên phác đồ điều trị gồm 33 tia xạ và 20 lần hóa trị. Đó là khoảng thời gian đầy khó khăn khi nữ kiến trúc sư phải trải qua nhiều đớn đau về thể xác.
Một trong những sự cố mà chị Lan còn nhớ là bị hoại tử da sau xạ trị. Khu vực xạ trị ở cổ bị nhiễm trùng, mỗi lần xạ lại phải rửa vết thương với nhiều đau đớn.
“Nhiều khi tôi khóc, nói với mọi người là muốn buông luôn cho rồi. Chấm hết cho mình thì dễ nhưng tội 2 đứa con của mình quá…”, chị Lan bồi hồi nhớ lại.
Bác sĩ Basma đồng hành sát sao với bệnh nhân. |
Bác sĩ Basma cho biết cô đã phải nghiên cứu các tài liệu y văn của thế giới và cuối cùng đã tìm ra lý do: Sức đề kháng của chị Lan quá yếu, đến mức trong máu không có chất làm lành vết thương.
Do đó, bác sĩ Basma chỉ định truyền huyết thanh cho bệnh nhân. May mắn, chỉ 2 ngày sau, vết thương tự lành.
Chị Lan được sự quan tâm của gia đình và sự đồng hành của đội ngũ nhân viên y tế suốt thời gian điều trị bệnh. |
Bác sĩ Basma cùng đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV, đã đồng hành với bệnh nhân Nguyễn Thị Lan cho tới khi mọi tế bào ác tính trong cơ thể chị được tiêu diệt hoàn toàn.
Đến nay, đã gần 4 năm trôi qua, chị Lan đã trở về với cuộc sống bình thường.
Theo chị Nguyễn Thị Lan, bí quyết chiến thắng ung thư là phải tin tưởng vào bác sĩ điều trị. |
Chị Lan đã làm gì để nuôi dưỡng được niềm tin và đi đến chiến thắng cuối cùng? Cùng đón xem và tìm câu trả lời qua chương trình talkshow “Nữ kiến trúc sư và hành trình chiến thắng ung thư” tại đây.