Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học Lịch sử để nhớ… giá đất đai

Không phải các em học sinh không có đủ trí tuệ để nhớ những lời giảng của thầy cô về kiến thức lịch sử. Vấn đề ở chỗ cả xã hội đều quay lưng với môn Lịch sử.

Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang được công bố để lấy ý kiến nhân dân. Đáng chú ý, dự thảo này loại môn Lịch sử ra khỏi chương trình giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và trung học) và coi môn học cơ bản này là môn tự chọn. Mới đây, chúng tôi nhận được bài viết liên quan vị thế môn Lịch sử. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, xin đăng bài viết dưới đây để bạn đọc chia sẻ.

Nói ‘Đường Tăng thỉnh kinh đi qua Đà Nẵng’… không sao?

Môn Sử: Năm nào cũng lo, rồi đâu vẫn… đó.

Từ lầm tưởng bi hài ‘Quang Trung anh Nguyễn Huệ’.

Không sống hèn, sống nhục và sự thật lịch sử.

Từ phát ngôn 'thần đồng' đến clip xé đề cương.

Vấn đề không phải các em học sinh không có đủ trí tuệ để nhớ những lời giảng của thầy cô về kiến thức lịch sử. Vấn đề ở chỗ cả xã hội đều quay lưng với môn Lịch sử thì các em học sinh sao thoát khỏi xu thế chung?

Quang Trung- Nguyễn Huệ là hai anh em!

Các sách xưa dành cho nho sinh dự các kỳ khoa cử thời phong kiến ở nước ta khá đồ sộ, gồm có: “Nhân thiên tự”, “Sử học vấn tân”, “Ấu học ngũ ngôn thi”, “Minh tâm bảo giám”, “Minh đạo gia huấn”, “Tam tự kinh” và bộ sách giáo khoa là “Tứ Thư” (Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung), “Ngũ Kinh” (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu). Các bộ sách này hầu như đều thuộc về các bộ sách thông sử kinh điển của Nho giáo.

Quang Trung - Nguyễn Huệ là 2 anh em hay bạn chiến đấu?

Khá nhiều học sinh cho rằng, Quang Trung - Nguyễn Huệ là 2 người, có mối quan hệ thân thiết với nhau.

10 năm đèn sách, vợ nuôi chồng, em nuôi anh, có khi học đến bạc đầu nhưng các nho sinh từ đứa bé 05 tuổi đến ông già 80 tuổi ai ai cũng “cắm đầu cắm cổ” cố gắng mà học. Bởi thời phong kiến nếu không thuộc nằm lòng kiến thức thông sử để thi thố, đừng mong đỗ đạt, làm quan, rạng mặt với tổ tông.

Tháng 2/1942, Bác Hồ viết bài “Nên học sử ta” cũng là để giáo dục người dân nước Việt trong thân phận người dân nô lệ phải nhớ đến lịch sử đau thương của đất nước, đấu tranh giành lại chủ quyền dân tộc.

Giáo sư tiến sĩ Trần Huy Liệu (1901 - 1969) là một nhà hoạt động cách mạng nhưng đồng thời là nhà sử học. Vì thời đại độc lập, tự chủ của dân tộc ta mới mở ra từ ngày 2/9/1945 nên nhà sử học Trần Huy Liệu đã được Bác đề bạt chức Bộ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền trong chính phủ đầu tiên của nước VNDCCH.

Ông còn là Chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trưởng ban Ban nghiên cứu Văn Sử Địa trực thuộc Trung ương Đảng. Những chức vụ này của nhà sử học Trần Huy Liệu nói lên tầm quan trọng của môn lịch sử đối với một đất nước mới thoát khỏi gông cùm nô lệ.

Nhưng thời kỳ “sôi kinh, nấu sử” dường như đã qua?

Từ cách hiểu “học ngành lịch sử để làm gì vì phần lớn sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp, đi làm công nhân hoặc phải học lại một ngành khác mới xin việc” của thế hệ hôm nay sẽ dẫn đến cách hiểu “học môn lịch sử có lợi gì đâu?”.

Vô hình trung họ sẽ hiểu lịch sử chỉ quan trọng trong thời kỳ phong kiến, thời kỳ vận động cách mạng giải phóng dân tộc, đấu tranh thống nhất đất nước còn trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hôm nay thì chẳng quan trọng gì. Chỉ có tiền bạc, giá cả thị trường, văn hóa ngoại lai mới là quan trọng nhất, tiên tiến nhất cần phải nắm bắt, học hỏi.

Thậm chí, Chương trình Chuyển động 24 của VTV1 ngày 11/7/2015 vừa đưa một clip với nội dung phỏng vấn một loạt học sinh với câu hỏi chung “Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối quan hệ gì với nhau?”.

Một trong những câu trả lời khiến người xem… ngã ngửa, là Quang Trung, Nguyễn Huệ là “anh em”. Một số em khác thì cho biết Quang Trung, Nguyễn Huệ là “bố con” rồi là “bạn bè cùng chiến đấu”. Chưa kể là có cả câu trả lời: “Con học trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung”.

Nhưng ông Nguyễn Tuấn Hải, CEO (Giám đốc điều hành) của Eton Grammar School lại nêu một ví dụ về cách dạy để học sinh không nhầm lẫn giữa Quang Trung, Nguyễn Huệ khiến người viết không khỏi đắn đo, giật mình.

Xin trích: “Chào các em. Hôm nay chúng ta học bài về Quang Trung Nguyễn Huệ. Các em có biết hai con đường mang tên này ở Sài Gòn chúng ta không? Học sinh sẽ nói “Có” hết. Vậy các em có biết giá đất ở 02 phố này khác nhau một trời một vực hay không? “Có” chứ ạ. Một câu chuyện ngắn về giá đất ở Nguyễn Huệ được kể ra. Các em có nghĩ là do cái tên của hai ông này mà khiến giá đất như vậy không? Hai ông ấy khác nhau à?”.

Có học sinh được hỏi, trả lời Quang Trung, Nguyễn Huệ là... anh em.

Phương pháp đó có dám chắc là sẽ thành công không? Việc đặt câu hỏi “Các em có nghĩ là do cái tên của hai ông này mà khiến giá đất như vậy không? Hai ông ấy khác nhau à?” để đi vào một bài học lịch sử là hết sức... phản cảm! Bởi các em chỉ nhớ giá đất của hai con đường vì sao khác nhau chứ sẽ chẳng nhớ Nguyễn Huệ, Quang Trung là ai dù sau đó có được giảng giải về gốc tích tên gọi con đường.

'Trẻ hiểu sai về Quang Trung - Nguyễn Huệ là đương nhiên'

TS Vũ Thu Hương – khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ, chuyện học sinh nhầm lẫn kiến thức Lịch sử đương nhiên sẽ xảy ra khi môn học này chỉ là phụ.

Thay đổi từ “gốc”, không thay đổi từ “ngọn”!

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 vừa qua, môn Lịch sử có số lượng thí sinh chọn thi thấp nhất, với 153.688 em đăng ký, chiếm 15,3% trong tổng số gần 960 nghìn thí sinh đăng ký dự thi.

Nhưng việc ế ẩm, thưa vắng, teo tóp, không thu hút, lao đao, giảm bất thường, mất giá, đáng báo động rồi... “báo động đỏ” đối với môn Lịch sử đã diễn ra nhiều năm gần đây, chứ không chỉ riêng năm 2015 này. Hàng ngàn điểm 0 môn Sử trong thi cử không còn là “chuyện lạ” nữa.

Nhìn cuộc sống dưới lăng kính thực tiễn, chúng ta sẽ thấy có một con tàu mang tên “toàn cầu hóa” đã và đang chạy khắp thế giới. Con người hiện đại phải biết táo bạo, phải thực sự năng động, phải có đam mê sáng tạo, phải bản lĩnh trước mọi thử thách, phải biết mọi điều cần thiết để tồn tại.

Đáng tiếc là các cử nhân theo học khối KHXH&NV lại không được đào tạo như thế. Bởi vậy, muốn để giới trẻ không quay lưng với môn Lịch sử nữa thì chúng ta phải thay đổi từ gốc, chứ không phải từ ngọn.

Một là, cần tạo dựng sự nhận thức đúng đắn cho giới trẻ về vị trí, vai trò của môn Lịch sử đối với sự phát triển của xã hội. Một xã hội văn minh đến đâu nhưng không có sự phát triển hài hòa về văn hóa thì cũng là một xã hội phát triển khập khiễng. Chăm lo đời sống tinh thần trên nền tảng vật chất vẫn là trách nhiệm của những nhà thơ, nhà văn, những cán bộ bảo tàng, những nhà hoạch định chính sách xã hội...  mà vốn hiểu biết lịch sử là một “chìa khóa” quan trọng để mở cánh cửa tương lai.

Hai là, cần tạo điều kiện để sinh viên khối KHXH&NV có nhiều cơ hội va chạm với thực tiễn hơn. Một cử nhân khối KHXH&NV ra trường sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, hạnh phúc khi mình được phát huy khả năng chuyên môn mặc dù công việc vất vả nhưng thu nhập có thể sống được. Nếu họ nhìn thấy thực tiễn tuyển dụng công bằng, có cơ hội tìm được việc làm thì cơ hội phục hưng niềm tin của thí sinh trong các kỳ tuyển sinh năm sau về môn Lịch sử mới quay trở lại.

Ba là, những bổ trợ cho lòng yêu sử Việt như thay đổi phương pháp dạy học, đổi mới sách giáo khoa, tăng cường hoạt động học tập kiến thức lịch sử “mọi lúc mọi nơi” như chú thích tên đường, làm phim về sử Việt... chỉ nên thực hiện sau khi đã giải quyết xong vấn đề gốc. Đó là: Vị trí xã hội của môn Lịch sử và vấn đề việc làm của giới trẻ theo học ngành lịch sử.

Không nên dạy và học kiểu “nước đổ lá khoai” để đến nỗi không biết cả Quang Trung, Nguyễn Huệ là ai rồi nói bậy bạ, hiểu sai khiến dư luận xã hội phải nhiều phen… giật mình, cười ra nước mắt!

Hãy bắt đầu từ 'Quang Trung - Nguyễn Huệ là anh em'

Phóng sự mới đây của Chuyển động 24h về thực trạng học sinh thờ ơ và dốt lịch sử gây xôn xao trong dư luận suốt tuần qua.

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/260225/hoc-lich-su-de-nho--gia-dat-dai.html

Theo Nguyễn Văn Toàn/Báo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm