Theo SCMP, quyết định chỉ dừng chân tại hai quốc gia châu Á của Taylor Swift đã khiến người hâm mộ khắp châu lục thất vọng, trong đó có Hong Kong. Ảnh: TNS. |
Theo The Post, một số ca sĩ và ban nhạc quốc tế, như Taylor Swift, Coldplay và The 1975 - hai ban nhạc ở Anh, đã bỏ qua Hong Kong trong các chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới. Mặc dù, họ nhắm đến nhiều nơi khác ở châu Á như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Hai công trình quy mô ở Hong Kong, bên trái là đấu trường Coliseum có sức chứa 12.500 khán giả, bên phải là công viên Thể thao Kai Tak dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay hoặc năm sau, với sức chứa 50.000 người. Ảnh: Yik Yeung-manm, Dickson Lee. |
Cụ thể, SCMP đưa tin giọng ca người Mỹ - Taylor Swift quyết định tour lưu diễn chỉ dừng chân tại hai nước ở châu Á là Nhật Bản và Singapore, khiến nhiều người hâm mộ tiếc nuối, trong đó Hong Kong. Hai ban nhạc nổi tiếng cũng chọn các địa điểm khác tại châu Á nhưng không bao gồm Hong Kong.
Lý giải về việc Hong Kong không được lòng các tên tuổi quốc tế, ông Dane Cheng Ting-yat, Giám đốc điều hành Tổng cục Du lịch Hong Kong (HKTB), cho biết khu vực này đang thiếu địa điểm có sức chứa lớn, khoảng 40.000-50.000 người. Điều này kìm hãm sự phát triển mảng du lịch âm nhạc của địa phương.
Hiện tại, Hong Kong có một cơ sở hội nghị và triển lãm lớn, chuyên tổ chức các buổi hòa nhạc là AsiaWorld-Expo Arena với sức chứa 14.000 người.
Hai điểm khác nhỏ hơn là Star Hall ở vịnh Kowloon có thể chứa 3.600 người, trung tâm triển lãm và hội nghị Hong Kong ở Wan Chai, có sức chứa 8.000 người.
Tuy nhiên, các công trình này chưa đủ độ rộng để đón các ngôi sao tầm cỡ quốc tế.
Ngoài ra, khu vực này còn có công viên Thể thao Kai Tak sức chứa 50.000 người đã được lên kế hoạch khai trương trong năm nay nhưng đã bị trì hoãn cho đến cuối năm sau.
Ông Cheng cũng cho biết thêm thời tiết mùa hè tại Hong Kong cũng là nguyên nhân gây cản trở các hoạt động. “Thời tiết mùa hè của Hong Kong không ổn định, có bão và mưa giông,” ông giải thích.
Theo giám đốc điều hành Tổng cục Du lịch Hong Kong, việc khu vực này đón 2,75 triệu lượt khách vào tháng trước đã nâng tổng số khách ghé thăm trong nửa đầu năm nay lên gần 13 triệu. Vị này mô tả đây là “tín hiệu khả quan” giúp thành phố đạt mục tiêu đón 30 triệu du khách vào cuối năm.
Nhưng con số này chỉ chiếm 37% trong tổng số 34,85 triệu lượt khách đến Hong Kong trong 6 tháng đầu năm 2019. Nói cách khác, dù đón lượng khách khả quan, du lịch Hong Kong vẫn bị bỏ lại nếu so với lượng khách các điểm lân cận.
Theo SCMP, Macau đã đón 14,25 triệu du khách trong nửa đầu năm nay, bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2019. Singapore mở cửa sớm hơn Hong Kong 10 tháng, đón 6,28 triệu trong sáu tháng đầu năm, chiếm 67% so với mức trước đại dịch.
“Mọi người cứ hỏi khi nào chúng tôi sẽ đạt 100% trước đại dịch hoặc thậm chí vượt. Tôi nghĩ chúng ta nên thận trọng. Hong Kong cần xem xét trải nghiệm của khách du lịch” ông Cheng nói.
Đề cập đến lý do du lịch Macau vượt Hong Kong, Yiu Pak-leung, Chủ tịch công ty China Travel Service (Hong Kong) Limited, cho rằng Macau vẫn luôn mở cửa trong suốt đại dịch và việc công suất hàng không phục hồi chậm đã cản trở sự tăng trưởng mạnh về lượng khách du lịch của Hong Kong.
Song, ông Liu Yiu vẫn kỳ vọng số lượng du khách đến Hong Kong sẽ đạt mốc 30 triệu vào cuối năm nay.
“Tháng 6 thường là mùa thấp điểm nhưng lượng khách du lịch trong tháng đó vẫn ổn định so với tháng 4-5 là khá tốt. Loại hình du lịch MICE cũng đang phục hồi”, vị này nói.
Lam, một thành viên không chính thức của Hội đồng điều hành - cơ quan ra quyết định quan trọng của Hong Kong - hy vọng nền kinh tế địa điểm này sẽ cải thiện trong nửa cuối năm nay vì quan chức đã giải quyết các vấn đề tại địa phương, bao gồm nhà ở và cạn kiệt nhân tài, cũng như phát động nhiều chiến dịch hút khách.
Châu Âu có diện tích nhỏ thứ hai thế giới nhưng sở hữu nền văn hóa đa dạng, có lịch sử phát triển lâu đời. Tri thức Trực tuyến giới thiệu tới bạn đọc những trang sách về lục địa già.