Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Hươu thần' Nhật Bản bị đánh mỗi ngày

Chính quyền Nara (Nhật Bản) lập đội tuần tra đặc biệt tại công viên để bảo vệ đàn hươu sau loạt vụ du khách hành xử thiếu ý thức, đánh đập động vật, xả rác và tạo dáng nguy hiểm.

Khách du lịch và hươu tại Đền Todaiji ở Nara. Ảnh: Shutterstock.

"Chúng tôi nhận được báo cáo về việc hươu bị tát hoặc đá gần như mỗi ngày. Đây là vấn đề nghiêm trọng”, bà Yumiko O'Donnell, đại diện Sở Du lịch tỉnh Nara (Nhật Bản), cho biết.

Ngày 1/4, Chính quyền tỉnh Nara ban hành sắc lệnh mới, quy định rõ: Việc gây ra hành vi bạo lực vô cớ có khả năng gây thương tích, buộc động vật tham gia các hành vi nguy hiểm hoặc tương tự là hành vi bị cấm. Cảnh sát Nara sau đó đã triển khai các đội tuần tra đặc biệt theo yêu cầu từ chính quyền tỉnh, theo SCMP.

Đội tuần tra mới gọi là “cảnh sát DJ”, sử dụng loa phát thanh phát thông điệp bằng tiếng Nhật, Anh và Trung nhằm hướng dẫn du khách chỉ cho hươu ăn bánh quy bán trong công viên, đồng thời khuyến cáo không được xả rác và tuyệt đối không hành hung động vật. Họ cũng cảnh báo về các hậu quả pháp lý nếu vi phạm quy định.

"Chúng tôi đã tăng cường số lượng biển báo trong công viên bằng nhiều ngôn ngữ, đăng tải video hướng dẫn trên YouTube và phát tờ rơi đến du khách để nâng cao nhận thức", bà O’Donnell cho biết thêm.

Nhat Ban anh 1

Hình ảnh một du khách dùng chân đá mạnh vào đàn nai trong Công viên Nara vào năm 2024. Ảnh: Wild King.

Trước đó, đoạn video ghi lại cảnh một du khách đá và tát một con hươu trong công viên Nara lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Sự việc gây phẫn nộ trong dư luận Nhật Bản, đồng thời làm dấy lên mối quan ngại về hành vi thiếu ý thức của du khách đối với loài động vật vốn được coi là biểu tượng thiêng liêng tại thành phố này.

Video được đăng tải từ năm ngoái cho thấy một người đàn ông mặc áo phông trắng đánh con hươu 2 lần khi đi trong công viên. Dù danh tính người này không được tiết lộ, vụ việc nhanh chóng trở thành trường hợp điển hình cho những hững tương tác tiêu cực ngày càng gia tăng giữa du khách và hươu.

Công viên Nara là nơi sinh sống của khoảng 1.400 con hươu trên diện tích rộng 502 ha. Loài vật này được xem là linh thiêng trong văn hóa địa phương, bắt nguồn từ truyền thuyết về một vị thần đến Nara trên lưng hươu trắng vào năm 768.

Hươu ở đây đã được thuần hóa và được xếp hạng là di tích thiên nhiên quốc gia, nên mọi hành vi làm hại chúng đều bị xem là bất hợp pháp.

Kể từ khi Nhật Bản mở cửa trở lại với khách quốc tế sau đại dịch Covid-19, giới chức địa phương ghi nhận sự gia tăng các hành vi không phù hợp từ du khách, như ngược đãi động vật, xả rác và có những hành vi nguy hiểm.

“Hươu có thể ăn rác mà khách du lịch để lại, điều này cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của chúng. Năm 2019, 9 trong số 14 con hươu chết không rõ nguyên nhân được phát hiện có nhựa trong dạ dày”, bà O’Donnell nói.

Không chỉ vậy, nhiều du khách còn tạo dáng chụp ảnh với hươu ngay giữa đường, gây nguy hiểm cho cả người và vật. Năm 2021, một người đàn ông Nhật Bản từng bị kết án vì đánh chết một con hươu bằng vật kim loại sau khi cáo buộc con vật làm hỏng xe của anh ta.

Nhat Ban anh 2

Cảnh sát dùng loa tuyên truyền du khách không đánh nai Nara bằng 3 thứ tiếng Nhật, Anh và Trung. Ảnh: Sankei Shimbun Mizue Torigoe.

Giới chức cũng ghi nhận sự gia tăng các vụ du khách bị hươu tấn công do phản ứng tự vệ của loài vật khi bị kích động. Công viên hiện đã bổ sung nhiều biển cảnh báo bằng nhiều ngôn ngữ, thông báo rằng hươu có thể cắn, đá hoặc húc bằng đầu, đặc biệt nguy hiểm với hươu đực có gạc.

Chiến dịch bảo vệ hươu ở Nara diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản cũng đang tái khẳng định các giá trị về phúc lợi động vật, sau khi một vụ việc khác khiến dư luận rúng động xảy ra tại Đảo Okunoshima (thường được gọi là Đảo Thỏ).

Riku Hotta, 25 tuổi, nhân viên văn phòng đến từ thành phố Otsu, đã bị bắt giữ vào tháng 1 sau khi bị phát hiện đá chết một con thỏ và làm bị thương 6 con khác. Hotta cũng bị nghi ngờ có liên quan đến cái chết không rõ nguyên nhân của ít nhất 99 con thỏ trên đảo trong 2 tháng trước đó.

Cuối cùng, tòa tuyên án Hotta một năm tù giam, hoãn thi hành trong 3 năm, vì bị cáo đã mất việc và trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông vì hành động của mình.

Những vụ việc liên tiếp này là lời cảnh tỉnh về cách ứng xử của con người đối với động vật, nhất là trong bối cảnh du lịch đang phục hồi mạnh mẽ tại Nhật Bản.

Chính quyền địa phương kỳ vọng các biện pháp mạnh tay cùng sự hợp tác từ du khách sẽ góp phần bảo vệ loài hươu linh thiêng – biểu tượng văn hóa và tâm linh không thể thay thế của thành phố Nara.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Khách bị húc bay khi tiếp cận 'hươu thần' Nhật Bản'

Hươu Nara tại Công viên Nara (Nhật Bản) liên tục gây thương tích cho khách tham quan trong hơn 3 tháng qua khiến không ít người e ngại.

Khách Trung Quốc thành tội đồ sau cú đá chân vào 'hươu thần' Nhật Bản

Hình ảnh du khách Trung Quốc "đá chân" vào chú hươu tại công viên Nhật Bản gây chú ý. Theo tình nguyện viên tại công viên, đây là hành vi ngược đãi động vật.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm