Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khác biệt giữa sư phạm mầm non trung cấp và đại học

Khác với nhiều ngành nghề, đào tạo giáo viên mầm non khắt khe ngay ở hệ trung cấp và không có sự khác biệt trong việc đào tạo chuẩn mực đạo đức của nghề ở hệ trung cấp và đại học.

Giáo viên mầm non là nghề đặc biệt quan trọng, là người đặt những viên gạch đầu tiên để hình thành nhân cách và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu dài của trẻ sau này. Chính vì thế, một giáo viên mầm non tốt nghiệp đại học hay trung cấp đều phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ tốt để nuôi dạy trẻ.

Thạc sĩ Bùi Huyền Trân - Trưởng khoa Sư phạm Mầm non trường Trung cấp Việt Khoa đã có những chia sẻ về sự khác biệt giữa hệ trung cấp và hệ đại học của ngành sư phạm mầm non. Cô Trân tốt nghiệp đại học chuyên ngành giáo dục mầm non tại Liên bang Nga, là thạc sĩ Quản lý giáo dục mầm non, cựu giảng viên ngành giáo dục mầm non của ĐH Sài Gòn.
Chương trình đào tạo
Sự khác biệt lớn nhất giữa chương trình đào tạo hệ trung cấp và đại học ngành sư phạm mầm non là cách tiếp cận với nghề.

hoc trung capmam non tai Viet Khoa anh 1
Thạc sĩ Bùi Huyền Trân trong một buổi hướng dẫn sinh viên môn phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán.

Đối với hệ trung cấp, thời gian đào tạo là 2 năm và không yêu cầu thi năng khiếu đầu vào. Vì thời gian đào tạo ngắn nên sinh viên được tiếp cận nghề nghiệp theo hướng thực hành nhiều hơn. Ví dụ, khi học âm nhạc, sinh viên sẽ biết hát các bài hát mầm non và sử dụng đàn organ nhanh và hiệu quả để có thể dạy trẻ hát và vận động đúng nhịp, đúng giai điệu; khi học môn tạo hình, sinh viên cũng được hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng vẽ, nặn, cắt (xé, dán…) sao cho dễ và học cách dạy trẻ thực hiện các sản phẩm tạo hình đơn giản…
Ngoài ra, trong chương trình đào tạo, giáo sinh được thực tập nghề nghiệp tại các trường mầm non 2 lần (học kỳ II và IV) với thời gian 7-8 tuần/lần. Nhờ vậy, sinh viên được rèn nghề từ môi trường lao động thực tế khá kỹ. Qua những tình huống thực tiễn sinh động, sinh viên được giáo dục thái độ sẵn sàng, tận tâm, không ngại khó, ngại khổ trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.
Giáo sinh được đào tạo để trở thành giáo viên mầm non đủ năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu.

hoc trung capmam non tai Viet Khoa anh 2
Một buổi luyện múa của các giáo sinh trường Trung cấp Việt Khoa.

 

Trong khi đó, ở trình độ đại học, sinh viên sẽ được đào tạo với chương trình 4 năm và phải thi năng khiếu đầu vào. Sinh viên tiếp cận nghề theo hướng tư duy độc lập, sáng tạo. Về kiến thức, sinh viên được đào tạo chuyên sâu về khả năng lý luận. Về kỹ năng, sinh viên biết phân tích chương trình giáo dục mầm non, cập nhật và vận dụng các thành tựu khoa học giáo dục mới vào thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non nhiều hơn. Do đó, khi ra thực tế, người giáo viên mầm non với trình độ cử nhân sư phạm có khả năng lý giải được những hành vi, thái độ của trẻ… tự rút kinh nghiệm và hướng xử lý phù hợp.

Vị trí làm việc sau khi ra trường
Giáo sinh tốt nghiệp hệ trung cấp có thể trở thành giáo viên mầm non ở nhiều loại hình trường mầm non khác nhau, kể cả trường mầm non với chương trình quốc tế.

hoc trung capmam non tai Viet Khoa anh 3
Sinh viên Việt Khoa hướng dẫn bé trồng rau trong một ngày thực tập tại trường mầm non Xuân Thới Đông.

 

Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành này, ngoài việc trở thành cô giáo mầm non ở các loại hình trường mầm non khác nhau còn có thể trở thành giáo viên mầm non đảm trách chuyên môn sâu về một lĩnh vực nào đó (âm nhạc, tạo hình, múa); hoặc làm giáo viên ở khoa sư phạm mầm non của các trường trung cấp, cao đẳng.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ của sinh viên tốt nghiệp

Ở trình độ đại học, sinh viên có khả năng và trình độ để tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các bậc học cao hơn về chuyên ngành giáo dục mầm non.
Ở hệ trung cấp, trong quá trình công tác, các cô giáo mầm non có thể học liên thông hệ đại học vừa học vừa làm để nâng cao trình độ chuyên môn; thi vào khoa giáo dục mầm non của Đại học Sư phạm (Đại học Sài Gòn); hoặc học các chương trình đào tạo ngắn hạn về quản lý trường mầm non.

Cô Trân khẳng định: “Dù học ở hệ nào, giáo sinh cũng được đào tạo bài bản, nghiêm túc. Nghề giáo viên mầm non tập trung vào đào tạo người giáo viên toàn diện. Có đủ đạo đức, kiến thức, kỹ năng thì mới đủ khả năng làm cô giáo mầm non trong thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục thế hệ trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập và sáng tạo”.

Việt Khoa là một trong những trường trung cấp phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu của TP HCM và cả nước.
Ngành sư phạm mầm non của nhà trường khẳng định sự vượt trội với 4 điểm mạnh: giảng viên kỳ cựu từ các trường đại học lớn; trang thiết bị hiện đại; 5 phòng chuyên dụng để đào tạo kỹ năng nghề; liên kết chặt chẽ với hơn 30 trường mẫu giáo tại TP HCM.
Hàng năm, trường dành 100 suất học bổng cho các sinh viên trúng tuyển đầu tiên có cơ hội ở ký túc xá miễn phí.
Tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non chính quy:
- Hình thức: Xét tuyển học bạ - không thi năng khiếu.
- Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Tuyển sinh liên thông Đại học Sư phạm TP HCM ngành sư phạm mầm non:
- Hình thức: Thi đầu vào 3 môn văn học thiếu nhi, tâm lý học đại cương và phương pháp khám phá môi trường xung quanh (hoặc phương pháp khám phá khoa học về môi trường xung quanh).
- Đối tượng: Người đã tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng sư phạm mầm non.
Thông tin về tuyển sinh xem tại www.vietkhoa.edu.vn hoặc liên hệ điện thoại (08) 37190699 – 0912 429 944.

Sơn Trà

Bạn có thể quan tâm