Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khắc phục sự cố khi đi du lịch như 'Bây giờ làm sao'

Hãy tưởng tượng bạn đang vui vẻ tận hưởng chuyến du lịch, đột nhiên một tai nạn xảy ra, bây giờ làm sao?

“Trong hành trình du lịch, nhiều việc bất ngờ có thể xảy đến. Bạn hãy linh động để giải quyết, đừng quá cứng nhắc bám lấy kế hoạch”, anh Nguyễn Phước Cẩm Viên chia sẽ.

Chẳng phải sẽ rất tuyệt nếu như bạn có thể biết được những sự cố có thể xảy đến và phòng tránh nó đúng không nào. Hãy cùng nhau điểm qua các những sự cố thường gặp trong các chuyến đi xa.

1. Không mua được vé tàu, xe

- Hãy đặt được vé tàu xe sớm nếu định đi xa vào dịp cao điểm. Bạn phải đặt trước có khi đến vài tháng. Trong trường hợp quên làm việc đó, bạn có thể túc trực tại các bến, để xem có người trả vé thì có thể nhanh tay xí chỗ.

Vé tàu cần phải đặt trước cho an toàn.

- Không thể đến được điểm đã chọn? Nếu gặp trường hợp không có một phương tiện nào có thể đến được điểm du lịch, các bạn có thể linh động đổi địa điểm khác. Anh Mây (dẫn chương trình du lịch khám phá Bây giờ làm sao) cho biết: “Có một lần Viên đặt vé tàu đi Côn Đảo nhưng vì biển động nên tàu không đi được. Nên mình quyết định dẫn cả nhóm chuyển qua tham quan núi Dinh ở gần đó. Trong hành trình du lịch, nhiều việc bất ngờ có thể xảy đến. Các bạn hãy linh động để giải quyết, đừng quá cứng nhắc bám lấy kế hoạch”.

2. Bất ngờ bị chấn thương

- Chuột rút, trặc tay chân, té xe… là những tai nạn có thể xảy đến trên đường đi. Hãy tự đảm bảo an toàn cho bản thân bằng cách trang bị túi y tế cá nhân (xem thêm tại đây).

- Hãy đi theo đoàn, hạn chế độc hành. Đi cùng một nhóm bạn để có thể dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau. Nếu phải đi một mình thì nên cập nhật tình hình cho bạn bè, người thân tình hình để có thể được trợ giúp khi gặp tai nạn.

- Mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ. Mang đầy đủ đồ nghề để tránh việc chấn thương: đồ bịt cùi chỏ, đầu gối, găng tay, mũ bảo hiểm...

Kẻ lữ hành với đầy đủ đồ nghề.

3. Chiến mã gặp trục trặc

- Xe hư là chuyện thường ngày ở huyện đối với các phượt thủ. Anh Adi (người Ba Lan và hiện là host chương trình du lịch khám phá Bây giờ làm sao) chia sẻ: “Phải có 1 bộ đồ sửa xe, để mình luôn luôn có thể tự sửa và trong đội mình phải có ít nhất 1 người biết sửa xe. Có khi xe mình có thể bị hỏng ở vùng núi xa, làm sao mà có xưởng sửa xe được”.

- Nếu có một xe không đi được nữa, hãy gửi xe đó ra bến xe về lại thành phố. Nên duy trì trong đoàn vài xe độc hành, để chở đồ (lều võng) hoặc chở giùm người nếu xảy ra trường hợp xe hư.

- Ghi nhớ các “bệnh” mà chiến mã của bạn thường gặp. Và lên giải pháp nếu gặp phải thì sẽ xử lý như thế nào. Và hãy chăm sóc, rửa xe, bảo trì xe đúng định kỳ nhằm tăng tuổi thọ của “ngựa chiến”.

4. Nhỡ dừng chân chỗ lạ và không có nhà trọ

- Nếu bạn cách đích đến quá xa, không còn khả năng có thể chạy tiếp, có những lúc lỡ đường, hoặc vào khu thôn xóm không có nhà trọ, các bạn đừng lo lắng, hãy tìm một ngôi chùa, nhà thờ hoặc trạm y tế xin tá túc. Họ đều sẽ vui vẻ giúp đỡbạn.

- Nếu đoạn đường không quá xa. Hãy cố gắng nạp năng lượng (lương khô và nước) rồi chạy đến đích đến. (Bạn có thể tham khảo thêm tại đây)

Cố gắng chạy đến chỗ nghĩ chân trước khi mặt trời tắt nắng.

- Hãy luôn mang theo lều để có thể xin người dân ngủ nhờ. “Quan trọng nhất là mang cái lều, xin phép của người dân cho mình để trong vườn hay ở đâu đó, xin tắm ở nhà, sau đó xin gửi tiền cho chủ nhà. Thậm chí, nhiều khi, khi mình muốn đưa chút tiền cho người ta thì người ta từ chối”, anh Adi chia sẻ.

Adi và Mây cùng hai chiến mã với hành trang (lều võng) đầy đủ.

5. Đói

- Đi lạc vào 1 thị trấn không có quán ăn. Rất dễ giải quyết, luôn dự trữ lương khô và nước chính là vấn đề quan trọng mà kẻ lữ hành không thể không nhớ.

- Dừng chân tại một thị trấn sầm uất nhưng vẫn muốn đi tiếp. Anh Adi chia sẻ: “Mang mỳ tôm trong ba lô. Trước khi đi tiếp hãy ăn mấy món đặc sản bình dân của vùng mình đang ở, không bao giờ đắt tiền. Mỳ quảng hay bún bò ở miền Trung chỉ mất 20.000 - 30.000/tô, mà ăn rất no. Đừng vào mấy nhà hàng cao cấp hay nhà hàng bán đồ ăn nhanh để tiết kiệm chi phí nữa”.

- Luôn nắm vững lộ trình. Quan sát bản đồ hoặc hỏi dân địa phương về đoạn đường mình sắp đi qua sẽ giúp bạn tránh được tình trạng phải dừng chân tại một địa điểm hoang vu, không có nơi dừng chân ăn uống.

Hãy nạp đầy năng lượng tại các thị trấn sầm uất trước khi lên đường đi.

5 lời khuyên cực chất trên tổng hợp từ kinh nghiệm nhiều năm đi phượt của anh Mây và Adi. Hai anh hiện đang là nhân vật chính của chương trình du lịch khám phá Bây giờ làm sao. Chương trình phát sóng lúc 22 giờ trên kênh VTV Đà Nẵng và vào lúc 21h30 trên kênh HTV3 mỗi thứ sáu hàng tuần. Truy cập fanpage để cập nhật các tin tức và bài viết mới nhất về chương trình.

Tư liệu: Chương trình Bây Giờ Làm Sao

Lap ke hoach phuot don gian hinh anh

Lập kế hoạch phượt đơn giản

0

Không gì thú vị hơn khi được đi chơi sau một tuần học tập và làm việc vất vả, nhưng lang thang khám phá trong thành phố mãi thì cũng chán. Hãy đổi không khí bằng cách tự lên 1 chuyến phượt thật hấp dẫn cho bạn và cả nhóm

Bạn có thể quan tâm