Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Khi nào công dân bị cấm, tạm hoãn xuất cảnh?

Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có dấu hiệu bỏ trốn, bị can, bị cáo là những trường hợp được áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.

Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng (từ 16/2 đến 29/4) để phục vụ việc xác minh, điều tra đơn thư tố cáo liên quan nhiều cá nhân.

Theo các quy định hiện hành, trường hợp nào công dân bị tạm hoãn xuất cảnh?

Luật sư Nguyễn Dũng Tiến, Đoàn luật sư Hà Nội

Quy định của pháp luật Việt Nam cho thấy hoãn xuất cảnh là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, được áp dụng theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Cơ quan chức năng (công an, tòa án, VKS) có quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với những trường hợp như: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh còn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

Theo Điều 124, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp này không đồng ý, họ có quyền khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp.

Ngoài ra, sau khi kết thúc quá trình xác minh tin báo mà cơ quan điều tra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phải hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, quyết định tạm hoãn xuất cảnh hết hiệu lực.

Còn trường hợp kết thúc quá trình xác minh tin báo mà cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can thì sẽ áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú. Khi đó bị can đương nhiên bị cấm xuất cảnh.

Trong một số tình huống, người bị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh nhưng vẫn bỏ ra nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, thì cơ quan chức năng sẽ ra thông báo truy tìm hoặc truy nã sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Làm gì khi vẫn chưa nhận được căn cước công dân?

Người dân phản ánh, kiến nghị về căn cước công dân qua tổng đài 1900.0368, email hoặc Facebook của Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.

Khi nào được sử dụng súng công cụ hỗ trợ?

Súng công cụ hỗ trợ được sử dụng khi ngăn chặn, giải quyết các tình huống theo quy định. Người dùng sai mục đích có thể bị xử lý hình sự hoặc phạt tiền lên đến 40 triệu đồng.

Hồng Đăng

Bạn có thể quan tâm