Nhân sự có thể xin lời khuyên từ những người sếp ít kinh nghiệm hơn để tạo sự gắn kết. Ảnh minh họa: Alexander Suhorucov/Pexels |
Sau những đợt điều chỉnh nhân sự, có thể nhiều quản lý mới với ít kinh nghiệm hơn các nhân viên hiện tại sẽ được bổ nhiệm. Nhìn bề ngoài, điều này có vẻ không phải là một viễn cảnh lý tưởng. Tuy nhiên, nhân sự vẫn có thể học hỏi được những kiến thức, kỹ năng bổ ích từ người sếp mới.
Dưới đây, Fast Company gợi ý một số cách giúp các nhân sự cũ có thể tận dụng điều này và làm việc hài hòa với người lãnh đạo mới.
Quản lý không nhất thiết phải là người giỏi chuyên môn hơn nhân viên. Ảnh minh họa: Canva Studio/Pexels. |
Tại sao một người ít kinh nghiệm lên làm sếp?
Cấp trên ít kinh nghiệm hơn cấp dưới là điều khá phổ biến hiện nay.
Đầu tiên, nhiều công ty có những nhân viên đã làm việc lâu năm. Vì vậy, khi họ tuyển một lãnh đạo mới ngoài công ty, người này chắc chắn không có bề dày kinh nghiệm như những viên cũ.
Ngoài ra, nhân sự ngày càng đa dạng về độ tuổi. Năng lực, trình độ là điều được quan tâm hàng đầu khi xem xét một người trong vị trí lãnh đạo. Nhiều người trong khoảng 20-30 tuổi đã nắm giữ vai trò quản lý và cấp dưới của họ là những người lớn tuổi hơn.
Thứ hai, hình thức làm việc từ xa khiến sếp và nhân viên dành ít thời gian hơn để cùng hợp tác trong nhiều đầu việc. Do đó, sếp sẽ ít tiếp xúc với những công việc mà nhân viên đang thực hiện, từ đó không hoàn toàn giỏi về chuyên môn như người này.
Cuối cùng, làn sóng sa thải đang nhắm vào các quản lý cấp trung để tăng trách nhiệm cá nhân và thúc đẩy năng suất. Trong khi đó, những người lãnh đạo ở cấp bậc cao hơn chỉ nắm được tình hình chung, chứ không sở hữu nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn liên quan đến từng phòng, ban cụ thể.
Nhân viên có thể học hỏi kiến thức, kỹ năng mới từ người quản lý: Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels. |
Làm gì để thích nghi?
Trên thực tế, việc lãnh đạo có ít kinh nghiệm hơn nhân viên sẽ tạo cơ hội để tăng cường đổi mới và thúc đẩy sự đa dạng. Để đạt được điều này, về phía nhân viên, họ có thể tham khảo một vài gợi ý sau:
Khai thác sự khác biệt: Một người sếp mới sẽ mang đến làn gió mới cho đội ngũ nhân viên. Do đó, nhân sự có thể học hỏi những kỹ năng, quan điểm khác biệt của họ để làm mới bản thân, thúc đẩy năng suất và sự sáng tạo. Sự khác biệt cũng tạo cơ hội để hai bên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Xin lời khuyên: Tuy người sếp mới có ít kinh nghiệm hơn, nhân viên vẫn nên thử xin lời khuyên của họ. Điều này sẽ giúp hai bên xây dựng niềm tin và tìm ra mục tiêu chung trong công việc. Thực tế, ít kinh nghiệm hơn không đồng nghĩa với yếu kém năng lực.
Luôn tò mò: Sự tò mò là chất xúc tác, giúp cá nhân thích nghi và học hỏi nhanh hơn khi môi trường làm việc thay đổi. Với người sếp mới, hãy tò mò xem họ là ai và họ làm việc như thế nào. Điều này dẫn đến những cuộc trò chuyện cởi mở, giúp mối quan hệ giữa sếp và nhân viên bền chặt hơn.
Điều chỉnh: Những điều chỉnh nhỏ sẽ giúp nhân viên làm việc hài hòa với người sếp mới. Đây cũng là cơ hội để nhân sự mở rộng mối quan hệ của mình, mạnh dạn đề xuất bản thân với sếp để được làm những dự án cụ thể hoặc được giao cho vai trò lãnh đạo về sau.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.