Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khó mấy cũng không bỏ cuộc

Đó là tâm sự của những học sinh đã đỗ đại học nhưng chưa đủ chi phí để học 
ngay năm nay.

Thạch Thay (18 tuổi, ngụ huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) vừa sắp xếp lại sách vở vừa nói: “Em sẽ mang một số sách vào TP HCM và bảo lưu kết quả thi một năm để đi làm thêm. Cha sẽ chạy thêm những cuốc xe ôm tích cóp tiền để năm sau học. Thà chậm hơn các bạn một năm chứ nhất quyết không từ bỏ ước mơ của mình”.

Thạch Thay xếp lại việc học chuẩn bị lên TP.HCM làm kiếm tiền để năm sau đi học - Ảnh: M.TRƯỜNG
Thạch Thay xếp lại việc học chuẩn bị lên TP HCM làm kiếm tiền để năm sau đi học.

Nữ sinh chạy chợ kiếm tiền ăn học

Bố mất sớm, thương mẹ một mình vất vả nuôi hai chị em ăn học, Vương Thu Phương (sinh năm1993, nữ sinh ĐH Sư phạm Hà Nội) vừa tranh thủ chạy chợ kiếm tiền giúp mẹ vừa miệt mài học.

Không từ bỏ ước mơ

Trong căn nhà mái tôn nóng hầm hập, sau một cuốc xe ôm đường dài, ông Thạch Năm, cha Thay, say sưa kể về chặng đường học hành gian khổ của đứa con trai út: “Thằng Thay ham học lắm nên hai vợ chồng tôi làm lụng đủ nghề chắt bóp cho nó theo con chữ”.

Ông Năm chỉ học hết lớp 3 thì nghỉ, miệt mài trên những cánh đồng nắng cháy miền Tây kiếm miếng ăn. Thế nhưng khi Thay - một trong hai con trai của ông - ham học, vợ chồng ông làm mọi việc từ làm thuê tới chạy xe ôm, miễn sao ngày kiếm dăm chục, trăm ngàn đồng lo cho con. Nhà có ba công ruộng của ông bà để lại, hai vợ chồng đã bán sạch để lo tiền học cho các con.

“Chỉ mong sao tụi nhỏ học hành thành tài, mình không tiếc tiền tiếc của” - ông Năm nói dứt khoát.

Những đồng tiền mồ hôi từ cuốc xe ôm và những ngày công làm mướn của hai vợ chồng ông Năm đã nuôi lớn dần ước mơ của Thạch Thay.

Học hết cấp 2, Thay được gửi vào Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Trà Vinh để tiếp tục theo học vì kinh tế gia đình không đủ lo cho Thay như bao bạn bè khác. Thay học chăm và luôn nằm trong tốp học sinh tiêu biểu của trường. Năm lớp 11 Thay đoạt giải khuyến khích môn hóa trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Thay có ước mơ trở thành một kỹ sư hóa.

Chẳng còn gì để bán...

Ông Năm kể lại sau khi nhận được điểm thi, Thay liền nộp hồ sơ vào ngành yêu thích của mình ở ĐH Bách khoa TP HCM. “Nhưng gia đình tôi giờ không còn một thước đất để bán, nhà cửa không có gì đáng giá ngoài chiếc xe máy là cần câu cơm nên không đủ tiền lo cho con học bốn năm. Có thể phải ngừng học một năm nhưng tôi dặn con là nhất quyết không được từ bỏ”, nói rồi ông Năm đẩy chiếc xe máy ra lề đường chờ khách.

Bất đắc dĩ em mới tạm ngừng việc học chứ lòng vẫn mong việc học không bị gián đoạn. Hy vọng công việc bốc vác vừa kiếm được đủ tiền để tích cóp cho mùa học sau - Thạch Thay chia sẻ.

Theo cô Đỗ Thị Hoàng Oanh (50 tuổi, giáo viên chủ nhiệm của Thay năm lớp 12), mặt bằng kiến thức học sinh của trường này không cao nên thầy cô rất vất vả trong việc truyền đạt kiến thức.

“Tuy nhiên, em Thạch Thay là trường hợp khá đặc biệt. Thay tiếp thu kiến thức nhanh và học giỏi, lại chăm ngoan nên được mọi người yêu mến. Nghe tin Thay đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia và đậu ĐH tôi rất mừng. Nhưng tôi cũng lo lắng vì hoàn cảnh em Thay rất khó khăn” - cô Oanh cho hay.

Bán xe đạp để xoay tiền đi học

Ngoài chiếc xe đạp, bộ máy vi tính cũng được bán nốt để cậu học trò người dân tộc Khmer Sơn Quốc Hào (ấp Tân Quy A, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, Sóc Trăng) mua đàn heo và bầy vịt.

http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20150827/kho-may-cung-khong-bo-cuoc/959199.html

Theo Mậu Trường - Hoài Thương/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm