Khói mù bao phủ thủ đô Athens, Hy Lạp. Ảnh: Dimitris Aspiotis/REX/Shutterstock. |
Bão bụi Sahara đã "tấn công" Hy Lạp từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm nay và mang theo khói mù màu cam phủ kín nhiều khu vực trên cả nước trước khi hoàng hôn buông xuống, theo AP.
Hiện tượng này được mô tả là khối không khí khô, ấm và thường xuất hiện từ cuối xuân đến đầu thu.
Nồng độ bụi hiện nay có thể cản trở tầm nhìn, làm giảm ánh nắng Mặt Trời, đồng thời gia tăng mức độ ô nhiễm hạt mịn khiến người dân dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Kostas Lagouvardos, giám đốc nghiên cứu thời tiết tại Đài quan sát Athens, đánh giá đây là một trong những đợt bão bụi tồi tệ nhất lịch sử nước này kể từ tháng 3/2018.
Cảnh vật và con người ở Hy Lạp đều bị "nhuộm cam" bởi bão bụi. Ảnh: @costasbaltas/Anadolu Images/Anadolu Agency. |
Sa mạc Sahara thải ra 60-200 triệu tấn bụi mỗi năm. Trong khi các hạt lớn nhanh chóng quay trở lại Trái Đất, những hạt nhỏ có thể di chuyển hàng nghìn km tới châu Âu.
Cơ quan thời tiết Hy Lạp cho biết bầu trời sẽ bắt đầu quang đãng vào ngày 24/4 khi gió dịch chuyển, nhiệt độ giảm xuống, theo AFP.
Không chỉ cuốn theo bão bụi siêu mạnh, những cơn gió phía Nam còn làm bùng phát cháy rừng dữ dội ở "xứ sở thần thoại" thời gian qua.
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.