Khốn khổ vì không tìm được ''lối vào''
Dù đã nhờ bác sĩ phá màng trinh cho vợ nhưng Mạnh vẫn không thể "yêu" vì nàng quá sợ đau. Loay hoay đủ cách vẫn không động phòng nổi, anh đành trói vợ vào cột để hành sự.
>>Cứ ''yêu'' xong là ''cậu bé'' lại đau
Ảnh minh họa |
Mạnh 30 tuổi, là nhân viên makerting một công ty phần mềm. Bích 24 tuổi, giáo viên một trường cấp hai ở Hà Nội. Hai người rất yêu nhau và chuẩn bị khá kỹ trước khi kết hôn. Trước khi cưới một tháng, họ còn đưa nhau đi khám sức khỏe sinh sản để chuẩn bị cho đời sống chăn gối thật tốt.
Vậy mà, đêm động phòng, dù cả hai vợ chồng muốn được gần gũi, Mạnh cũng âu yếm, thủ thỉ với vợ rất lâu nhưng cứ hễ anh chuẩn bị "đưa vào" là Bích nhắm mắt kêu toáng lên rồi có khi chạy trốn ra phòng ngoài. Cứ thế, mấy tháng liền hai người vẫn chưa "yêu" được lần nào.
Cả hai đã ngồi nói chuyện với nhau, cùng quyết tâm sẽ khắc phục, cố gắng nhưng lúc thực hành thì lại đâu vào đấy. Mạnh quyết định phải đi hỏi bác sĩ. Bích cũng chấp nhận để bác sĩ dùng dụng cụ nong màng trinh của mình, vì có thể do "cái ngàn vàng" của cô quá dày nên đã cản trở chồng.
Thế nhưng, tình hình vẫn không cải thiện. Suốt mấy tháng trời, hai vợ chồng không dám tâm sự với người thân, dắt nhau đến hết phòng khám sản này lại trung tâm tư vấn tâm lý mà vẫn không có ích gì.
Rồi Mạnh được một bác sĩ nam khoa chỉ cho cách dùng thuốc tê bôi vào "chỗ ấy" của vợ trước khi hành sự để nàng không còn sợ đau. Bích cũng đồng ý với phương án này. Thế nhưng, lúc vào cuộc, Mạnh chưa kịp bôi thuốc vào thì Bích đã rú lên rồi bỏ trốn.
Bác sĩ nghe đôi vợ chồng trình bày kết quả cũng lắc đầu. Một phương án khác được đưa ra sau khi thảo luận và được sự đồng thuận từ phía hai vợ chồng, nàng đã chịu chói chân tay vào cột để cho chồng thoải mái tác chiến. Cách này cũng có hiệu quả nhưng Mạnh không thể có được hạnh phúc khi mà chàng làm việc với “khúc gỗ” biết kêu la.
"Tôi chưa từng gặp trường hợp nào như vợ chồng này. Hy vọng là sau vài lần nữa mọi việc sẽ êm xuôi", vị bác sĩ bày tỏ.
Cũng theo bác sĩ, những trường hợp vợ chồng không thể làm "chuyện ấy" mà nguyên nhân từ phía chị em không hiếm. Thường lý do là họ có dị tật ở âm đạo, màng trinh quá dày... Khi đó, một thủ thuật nhỏ như nong màng trinh kết hợp với tư vấn cho hai vợ chồng một cách tỷ mỉ về "chuyện ấy" là mọi việc sẽ tốt đẹp. Cũng có một số phụ nữ e ngại quan hệ vợ chồng do tâm lý sợ đau nhưng đến mức như cô gái trong trường hợp trên thì cũng khá hy hữu.
Trong quá trình điều trị cho cô, các bác sĩ cũng phát hiện, Bích có ngưỡng chịu đau rất thấp. Chỉ cần nói đến tiêm, hay làm thủ thuật là cô đã tái mặt. Có thể lý do này, cộng với việc được giáo dục quá khắt khe về tình dục, khiến Bích bị ám ảnh và sợ hãi khi quan hệ với chồng.
Cũng theo bác sĩ này, cũng có những người khó khăn trong những lần đầu "yêu" chồng vì lý do tâm lý. Họ từng bị lạm dụng, cưỡng hiếp thô bạo dẫn đến những tổn thương nặng nề về tâm lý và luôn sợ hãi trước những tiếp xúc cơ thể.
Câu chuyện của chị Mỹ, quê Nam Định mấy năm trước ở trung tâm của ông là một trường hợp điển hình. Khi khám phụ khoa, các bác sĩ ngạc nhiên khi thấy màng trinh của chị vẫn còn cho dù có vết sẹo mổ đẻ dưới rốn trong khi chị đã có con trai hơn một tuổi.
Hai vợ chồng chị đã lấy nhau được 3 năm nhưng chưa bao giờ thực sự có "chuyện đó". Chị thường tỏ ra đau đớn, co rúm người lại và khóc khi chồng chưa kịp làm gì. Vài lần, dù chị đã quyết tâm là sẽ cố gắng nhưng anh chỉ mới đưa vào một chút chị đã đẩy chồng ra vì không chịu được. Vậy mà hai người vẫn có con.
Hỏi kỹ, họ mới biết, lý do chính là hồi còn nhỏ, chị Mỹ từng bị người chú ruột vô lương tâm xâm hại nhưng không thành. Sau đó chị luôn sống thu mình, sợ hãi và mãi sau này mới tìm được sự đồng cảm từ phía người chồng.
Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Phượng, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng, những trường hợp như của chị Mỹ thì việc đầu tiên là phải trị liệu về tâm lý. Chị sẽ cần được các bác sĩ tâm lý giúp đỡ để giải tỏa những uẩn ức còn nằm sâu trong não về ký ức đau đớn. Sau đó, chị sẽ được học các kỹ năng để giải phóng bản thân khỏi những ám ảnh đó, chấp nhận sự thật và cố gắng vượt qua. Để làm được điều này, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, người chồng có vai trò rất lớn.
Theo nhà tâm lý, khi gặp trục trặc về chuyện chăn gối, vợ chồng cần thực sự chia sẻ với nhau và các bạn đừng ngần ngại nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ, nhà tư vấn khi không thể tự khắc phục. Tình dục là một phần quan trọng của cuộc sống vợ chồng, và không có lý do gì để bạn phải ôm khư khư vấn đề của mình và chấp nhận một đời sống chăn gối không hạnh phúc khi còn có thể cải thiện.
Theo Vnexpress