Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Làm gì khi bị đau mắt đỏ?

Con tôi mới được chẩn đoán đau mắt đỏ. Hiện bé hết sốt nhưng mắt vẫn còn sưng, cộm. Tôi nên chăm sóc con như thế nào?

Con tôi mới được chẩn đoán đau mắt đỏ. Hiện bé hết sốt nhưng mắt vẫn còn sưng, cộm. Tôi nên chăm sóc con như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thu Lan Hương, Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.

Người bị đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như sau:

  • Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như có cát trong mắt
  • Chảy nước mắt và có nhiều gỉ mắt, thậm chí sau khi ngủ dậy, gỉ làm dính chặt mi mắt
  • Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ngày đến mắt thứ hai
  • Có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em)
  • Truờng hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc (tròng đen), khi đó thị lực có thể giảm

Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:

  • Lau rửa ghèn, gỉ mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại
  • Tránh khói bụi, đeo kính mát
  • Trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh
  • Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, gỉ và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn)
  • Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng
  • Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt của người khác
  • Không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu…

Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, sốt khi tiêm phòng, gặp vấn đề tiêu hóa…

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm só

Thanh niên 28 tuổi ở Đồng Nai mắc đậu mùa khỉ

Sau sốt cao, người bệnh bất đầu xuất hiện các nốt mụn mủ ở hai cẳng chân, lòng bàn tay và có kết quả dương tính với virus đậu mùa khỉ.

Độc giả Huy Hoàng

Bạn có thể quan tâm