Mục đích ban đầu của phương pháp kéo dài chân là?
Theo PGS.TS Lê Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, kỹ thuật kéo dài chân đã có cách đây hàng trăm năm. Mục đích ban đầu của nó nhằm điều trị các bệnh lý chân ngắn chân dài do di chứng thương tật từ chiến tranh, lao động; những trường hợp bị viêm xương hoặc phải cắt u xương dẫn đến chân cao chân thấp; những bệnh nhân bị bại liệt… |
Chiều dài tối đa bệnh nhân có thể kéo dài là?
Về lý thuyết, người bệnh muốn kéo dài bao nhiêu cũng được, tùy theo nhu cầu. Song, các bác sĩ sẽ tư vấn cho họ chiều dài hợp lý và cân xứng với cơ thể cũng như hạn chế thấp nhất biến chứng. |
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải nằm bất động trong thời gian dài?
Theo bác sĩ Lượng, thông thường, sau 6 tháng từ lúc bắt đầu mổ, bệnh nhân có thể đi lại. Quá trình hồi phục hoàn toàn mất từ 10-12 tháng. Sau khi thực hiện phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân ít xảy ra biến chứng. Với phương pháp đang được áp dụng tại Việt Nam, thời gian nằm viện tổng cộng của mỗi bệnh nhân chỉ khoảng 3-4 tuần. |
Xương đùi có thể kéo dài tối đa bao nhiêu cm?
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lượng, khoa Chấn thương tổng hợp, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, xương đùi có thể kéo dài tối đa 8 cm. |
Độ tuổi không thích hợp để kéo dài chân là?
PGS Đoàn khuyến cáo độ tuổi thích hợp để thực hiện kéo dài chân là từ 20 đến 30. Đây là thời điểm vàng vì khi đó chiều cao cơ thể đã hoàn thiện. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài. |
Kéo dài chân ảnh hưởng tuổi thọ của bệnh nhân?
Nhiều người lầm tưởng phẫu thuật kéo dài chân gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của bệnh nhân. Tuy nhiên, theo PGS Đoàn, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bệnh nhân cần phải tập phục hồi chức năng. Khi cơ xương khớp đã ổn định, tập luyện tốt, chi được kéo dài hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh nhân đi lại, sinh hoạt, chạy nhảy bình thường. |