Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên tiếp trẻ ở TP.HCM nhập viện vì sốc sốt xuất huyết nặng

Vài tuần gần đây, số ca nhập viện vì sốc sốt xuất huyết Dengue nặng đang tăng. Bác sĩ cảnh báo bệnh sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa.

Số ca bệnh nhi nhập viện do sốc sốt xuất huyết đang tăng. Ảnh: Nguyễn Thuận

Trao đổi với Tri Thức - Znews ngày 12/11, TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết thời điểm này, trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận 5 trường hợp điều trị nội trú bệnh sốt xuất huyết. Hiện khoa điều trị cho 60 bệnh nhi, đa số là người ở TP.HCM. So với một tháng trước, số lượng bệnh nhân nhập viện và điều trị gia tăng. Nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc, suy đa cơ quan.

Những trường hợp bị sốt xuất huyết nhập viện trễ thường là do phụ huynh chủ quan hoặc ở bước thăm khám ban đầu, các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng, dẫn đến bị chẩn đoán nhầm với bệnh tay chân miệng, sốt siêu vi, sốt phát ban.

Điển hình là nam bệnh nhi T.Đ. (14 tuổi, ngụ quận 12) nhập viện trong tình trạng sốc sốt xuất huyết, khó thở. Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị sốc xuất huyết nặng, đông máu, phải xử trí truyền cao phân tử. Hiện, tình trạng của trẻ dần cải thiện, tỉnh táo.

Anh Trịnh Văn Sinh, 40 tuổi, ba của bệnh nhi, cho biết cách nhập viện 4 ngày, trẻ có biểu hiện sốt cao không dứt. Anh Sinh nghĩ con bị sốt thông thường nên mua thuốc hạ sốt ở tiệm thuốc tây cho con uống nhưng không đỡ.

Đến tối ngày thứ 4, trẻ có biểu hiện khó thở, phát ban khắp người, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu.

Trước đó, bệnh nhi Đ. chưa từng bị sốt xuất huyết. Gia đình đang có dự định đưa em đi tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, thì em mắc bệnh.

sot xuat huyet anh 1

Bác sĩ Tuấn thăm khám cho bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết nặng đang được điều trị tại khoa. Ảnh: Nguyễn Thuận.

Bác sĩ Tuấn cho hay bệnh nhi bị sốt xuất huyết thường có các triệu chứng sốt kéo dài, sốt cao đột ngột, mệt mỏi, lừ đừ, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau xung quanh hốc mắt, thái dương, đau cơ, đau khớp, chán ăn… rất dễ nhầm với các bệnh lý thông thường.

Ở những ngày sau của bệnh, trẻ có thêm các biểu hiện nổi ban xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Giai đoạn nặng của bệnh này thường ở ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 7. Lúc này, bệnh nhi mệt nhiều, lừ đừ, đau bụng, ói nhiều, tay chân mát lạnh.

"Đây có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh bị sốc sốt xuất huyết", bác sĩ Tuấn nói.

Nếu không được điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể dẫn đến suy đa tạng như gan, cơ tim, hệ thần kinh… người bệnh có khả năng không qua khỏi.

Theo bác sĩ Tuấn, sốt xuất huyết là bệnh quanh năm, đặc biệt là mùa mưa. Do đó, thời điểm này ca bệnh vẫn sẽ tiếp tục tăng, đỉnh dịch có thể kéo dài tới sang năm.

Bác sĩ Tuấn khuyến cáo phụ huynh không nên chủ quan, khi trẻ sốt cao từ 2 ngày trở lên cần đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Cứu sống bệnh nhân ung thư bị đột quỵ và thuyên tắc mạch phổi

Bà V.N.H.N (53 tuổi) được đưa vào Bệnh viện FV cấp cứu trong tình trạng đột quỵ đồng thời bị tắc động mạch phổi nặng, thuộc tình huống hiếm gặp trên thế giới.

Bác sĩ Việt cứu sống bệnh nhi bị chẩn đoán, điều trị nhầm ở Campuchia

Lúc 4 tháng tuổi, bệnh nhi có biểu hiện khó thở nhưng bác sĩ địa phương chẩn đoán viêm phổi. Điều trị nhiều không khỏi, bác sĩ nghi ngờ trẻ bị lao nên cho uống thuốc trong 6 tháng.

Bác sĩ bất ngờ khi lấy ra 172 viên sỏi từ túi mật bệnh nhân

Trước đó, người phụ ở Phú Thọ tự dùng thuốc ở nhà khi thấy đau bụng nhưng không đỡ. Tình trạng này tăng lên nên gia đình đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để khám.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm