Loại rau nào dưới đây chứa nhiều giun sán nhất?
Phó giáo sư Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội cùng các cộng sự thực hiện trên gần 1.000 mẫu rau lấy tại Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, với 6 loại rau là muống, ngổ, cần, cải xanh, diếp, cải xoong. Kết quả cho thấy rau cải xanh là loại nhiễm ấu trùng giun sán nhiều nhất. |
Loại rau nào dưới đây tuyệt đối không được ăn sống?
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng TP.HCM, ngó sen là thực phẩm tốt, nhưng phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn sống. Loại rau này phát triển trong bùn dưới đáy nước các hồ ao, đầm, nên dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Đây còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột - loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc, nhất là lợn. |
Các giun như đũa, móc, tóc, kim, ký sinh trên rau nào nhiều nhất?
Nghiên cứu từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng TP.HCM cho thấy các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim có trên tất cả loại rau với tỷ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xà lách xoong (100%), thấp nhất trên rau muống (46,1%). |
Thời gian từ lúc ấu trùng vào cơ thể đến khi trưởng thành là bao nhiêu ngày?
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng TP.HCM, người ăn phải những cây thủy sinh chưa nấu chín sẽ ăn theo cả ấu trùng sán lá vào ruột. Khi vào cơ thể, ấu trùng bám vào ruột non, ký sinh và trưởng thành. Thời gian từ lúc ấu trùng vào cơ thể đến khi trưởng thành khoảng 90 ngày. |
Ký sinh trùng trên rau có thể loại bỏ bằng cách rửa với nước sạch 3 lần?
Theo kết quả nghiên cứu Viện Sốt rét - Ký sinh trùng, các loại rau như xà lách, cải xoong, cải xanh, cải cúc, rau má… vẫn có mức độ nhiễm ký sinh trùng cao ngay cả khi được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách thông thường. |
Rau sống ngâm nước muối, thuốc tím có sạch giun sán?
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) khẳng định ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh. Bởi môi trường nước muối loãng, thuốc tím không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, lượng hoá chất bảo vệ thực vật bám trên rau giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần. |
Những ai không nên ăn rau sống?
Để giảm nguy cơ lây nhiễm giun sán, chúng ta nên rửa rau sống bằng nước sạch nhiều lần rồi vớt rau, vẩy ráo trước khi ăn. Tuy nhiên, cách an toàn nhất là chần qua trước khi ăn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người bị viêm đại tràng, đau dạ dày và dễ cảm cúm không nên ăn rau sống. |