Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đồng thời lập nhiều chốt kiểm soát và sử dụng giấy đi đường đối với người dân nhằm ngăn chặn dịch bùng phát rộng, bảo vệ an toàn, tính mạng nhân dân. Tuy nhiên, việc ùn ứ ở các chốt kiểm soát khiến nhiều người lo ngại về vấn đề lây nhiễm SARS-CoV-2.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho hay giãn cách xã hội là người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình. Người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết. Thực tiễn cho thấy không ít người dân chưa chấp hành quy định trên nên mới cần đến các chốt kiểm soát và yêu cầu giấy tờ để đối chiếu.
Tuy nhiên, để phòng, tránh nguy cơ lây nhiễm, người dân và người giữ chốt cần cao hiểu biết, ý thức trong việc bảo vệ mình.
Ông cảnh báo chỉ cần một ca F0 xuất hiện tại các điểm xảy ra ùn ứ ở chốt kiểm tra giấy tờ, nguy cơ lây lan dịch bệnh sẽ rất cao. Đặc biệt, trường hợp F0 là người giữ chốt sẽ rất nguy hiểm.
Việc yêu cầu người dân xuất trình nhiều loại giấy tờ để kiểm tra đã khiến xảy ra tình trạng ùn ứ tại các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn TP. Hà Nội. Ảnh: Hải Nam. |
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cũng cho rằng việc không đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 m ở các chốt kiểm soát đem tới nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu không may trong số đó có F0.
"Cán bộ trực chốt thường xuyên dùng tay cầm giấy tờ của người dân cũng có nguy cơ lây nhiễm cao cho nhiều người nếu họ là F0. Ngược lại, nếu người dân đi đường là F0, họ lại lây cho cán bộ trực và từ đó tiếp tục lây cho người khác", PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.
Để hạn chế việc lây nhiễm trong cộng đồng, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung khuyến cáo người dân cần tự giác tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội, chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết khi ra đường. Ông nhấn mạnh người dân nên đứng giãn cách tại chốt kiểm soát và để giấy tờ cần kiểm tra trước mắt người trực chốt để họ có thể quan sát. Việc tránh đưa giấy tờ của mình là cho cán bộ trực chốt cầm giúp phòng lây nhiễm.
Với người trực chốt, hành động đứng gần người dân và trực tiếp cầm vào giấy tờ của họ để kiểm tra cũng tăng nguy cơ lây nhiễm cho bản thân người làm nhiệm vụ. Vì vậy, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương khuyến cáo cán bộ tại chốt kiểm soát không nên động chạm vào giấy tờ của người đi đường.
Hà Nội tổ chức xét nghiệm diện rộng cho người dân nhằm bóc F0 khỏi cộng đồng. Ảnh minh họa: Đức Anh. |
"Người dân phải tự chủ động tuân thủ, chỉ ra đường khi thực sự cần thiết, giúp công việc của lực lượng tại các chốt kiểm soát đỡ đi phần nào vất vả. Hơn thế, tác dụng lớn hơn nữa chính là cắt đứt nguồn lây lan của dịch", PGS Nga nói.
Hiện Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến 6h ngày 23/8. Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhấn mạnh giãn cách xã hội là biện pháp quan trọng nhất để dập tắt ổ dịch, bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng nhân dân.
Nếu không thực hiện giãn cách xã hội kịp thời, Hà Nội có thể đã không giữ được tình hình dịch như hiện nay. Và nếu dừng giãn cách xã hội, thành phố sẽ không thể giữ được thành quả hiện tại, không có đủ điều kiện để kiểm soát và tiến tới khống chế dịch.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố hiện vẫn phức tạp, các ca nhiễm ngoài cộng đồng tiếp tục gia tăng. Do đó, ngành y tế sẽ tận dụng thời gian thành phố giãn cách thêm 15 ngày để vét sạch F0 ra khỏi cộng đồng.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.