Đau nhức xương khớp là cảm giác đau, cứng khớp, kèm theo sưng và nóng ran tại bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Triệu chứng này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân như mắc phải các bệnh lý về xương khớp, thời tiết...
Thời tiết nồm ẩm gây đau xương khớp
Những người có khớp yếu hoặc bị viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương thường cảm thấy đau đớn hơn khi trời lạnh và nồm ẩm.
Thời tiết nồm ẩm của miền Bắc những ngày này khiến mọi người ngại ra ngoài và ít vận động. Chính vì thế, các khớp ít được hoạt động, dẫn đến tình trạng bị cứng và giảm linh hoạt.
![]() |
Những người có khớp yếu hoặc bị viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương thường cảm thấy đau đớn hơn khi trời lạnh và nồm ẩm. |
Đồng thời, sự thay đổi khí hậu cũng tác động đến huyết áp và tuần hoàn máu, khiến máu khó lưu thông đều đặn đến các khớp, gây thiếu oxy và chất dinh dưỡng cho các mô xung quanh khớp. Đây lại là một nguyên nhân khác khiến các khớp không linh hoạt, gây đau.
Người sẵn có bệnh tim mạch, tăng huyết áp sẽ cảm thấy những cơn đau khớp dữ dội hơn khi các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ sự hỗ trợ cần thiết từ việc lưu thông máu.
Đau nhức xương khớp do cúm
Hiện tượng đau nhức xương khớp còn có thể là hậu quả của căn bệnh cúm, vốn cũng đang hoành hành trong thời gian gần đây.
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, do virus Influenza lây nhiễm vào mũi, họng và phổi. Không chỉ tấn công hệ hô hấp, virus cúm còn tác động đến hệ miễn dịch, kích hoạt phản ứng viêm, gây đau nhức toàn bộ cơ thể, nhất là ở cơ và khớp.
Với người bệnh xương khớp, mạch máu và tế bào vốn đã bị tổn thương. Nếu virus cúm tấn công có thể để lại di chứng đau nhức, yếu cơ, viêm khớp. Bệnh cúm khiến người bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp... dễ bị bùng phát cơn đau, làm trầm trọng các triệu chứng.
Stress gây đau xương khớp
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa stress và những cơn đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau lưng.
Stress làm gia tăng sự căng cơ. Chả hạn, các cơ ở lưng căng lên, dẫn đến cứng và đau. Stress làm tăng độ nhạy cảm với cơn đau và gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả ở lưng. Stress kéo dài khiến các mạch máu có thể co lại, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ lưng và gây đau.
Chăm sóc xương khớp trong mùa nồm ẩm như thế nào?
Trước hết, để có xương khớp ổn định, chúng ta cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo chuyên gia dinh dưỡng, TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, hệ xương khớp của cơ thể con người cần được bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, Omega-3.
Canxi tăng cường độ dày của xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ khớp khỏi các tổn thương. Bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa, cá hồi, cải xanh, hạnh nhân hay thực phẩm giàu vitamin D như trứng, cá và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hỗ trợ duy trì xương và khớp khỏe mạnh.
Giảm cân chính là giảm áp lực lên khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy giảm cân giúp giảm đau xương khớp. Theo nghiên cứu trên người lớn tuổi thừa cân và béo phì kèm theo đau do viêm khớp gối, nếu bạn giảm cân nhiều (10-20% trọng lượng cơ thể so với ban đầu) sẽ cải thiện tình trạng khớp tốt hơn so với cân nặng giảm ít (5%). Cụ thể, giảm cân thành công sẽ giúp người bệnh đỡ đau khớp, phục hồi chức năng khớp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việc tập luyện thể chất là không thể thiếu. Cho dù thời tiết không thuận lợi nhưng chúng ta cũng vẫn nên tìm cách vận động hàng ngày để giảm đau cứng khớp, khiến khớp linh hoạt, cải thiện tuần hoàn máu.
Dù là bài tập đơn giản thì vẫn có tác dụng cải thiện sự mềm dẻo của xương khớp. Chả hạn như, đi bộ trong nhà, gập duỗi các khớp nhẹ nhàng, xoay cổ tay, cổ chân, kéo giãn để làm nóng cơ thể và xương khớp. Bạn cũng có thể tập Yoga hay aerobic trong nhà.
Không để cơ thể bị nhiễm lạnh vì đó là nguyên nhân co cơ, gây căng cứng và gây đau. Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ, lưng và bàn chân. Khi nhiệt độ cơ thể được duy trì ổn định thì những cơn đau xương khớp cũng thuyên giảm.
Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp. Vì vậy cần tránh lạm dụng chúng.
Khám sức khỏe định kỳ ngay cả khi bạn là người khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh lý về xương khớp. Việc có bác sĩ chuyên khoa theo dõi sẽ giúp bạn được tư vấn điều trị đúng cách cũng như thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp.
Trong trường hợp bị đau xương khớp kéo dài hơn một tuần không giảm, kèm cảm giác ngây ngấy sốt, mệt mỏi…, người bệnh cần đến cơ sở y tế khám. Người có tiền sử bệnh nền như tiểu đường, tim mạch, loãng xương cần tham khảo ý kiến bác sĩ sớm để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.