Các chuyên gia da liễu đang tỏ ra quan ngại trước xu hướng tắm nắng để có làn da nâu của Gen Z, bất chấp việc tia cực tím (UV) từ lâu đã được biết đến là tác nhân gây ung thư da, New York Post đưa tin.
Trên nền tảng TikTok, trào lưu #sun-bed và #tanning thu hút hàng tỷ lượt xem, với vô số nội dung hướng dẫn và tán dương việc tắm nắng.
"Thà chết nóng còn hơn sống với làn da xấu", người dùng TikTok Hollie Evelyn từng có phát ngôn phản ánh quan điểm của không ít người trẻ hiện nay. Câu nói đã thu hút hàng chục nghìn người trên nền tảng đăng lại.
Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội Holly Reardon (26 tuổi) chia sẻ rằng cô cảm thấy cơ thể thon gọn và xinh đẹp hơn với làn da rám nắng. Cô thừa nhận chính ảnh hưởng của mạng xã hội đã khiến mình chú trọng đến làn da nâu.
Cũng như nhiều bạn trẻ khác, Sabrina (24 tuổi, New York, Mỹ) cho biết cô đã bắt đầu "làm quen" với giường tắm nắng khi mới 16 tuổi.
"Nếu cảm thấy bản thân xấu xí, tôi sẽ dành nhiều thời gian tắm nắng hơn vì mọi người dành lời khen khi tôi có làn da rám rắng. Tôi cũng lo lắng về các nguy cơ sức khỏe, nhưng tôi vẫn hút thuốc và không bao giờ dùng kem chống nắng", cô chia sẻ.
Đối với Sabrina, làn da nâu là biểu tượng của sắc đẹp và sự giàu có, gợi lên hình ảnh giới thượng lưu thư giãn bên hồ bơi trong các kỳ nghỉ lễ và nằm phơi nắng.
Chuyên gia da liễu khẳng định không có loại "tắm nắng lành mạnh" nào, bất kể là nằm giường tắm nắng hay "sử dụng" ánh nắng tự nhiên. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels. |
Bất chấp tác hại
Bất chấp những bằng chứng khoa học về tác hại của việc tắm nắng, nhiều Gen Z vẫn đang "hối hả" tìm kiếm làn da nâu từ tia cực tím.
Một số người thậm chí còn tin rằng giường tắm nắng mang lại nhiều ích vượt cho làn da nâu.
Kim Kardashian từng khoe chiếc giường tắm nắng đặt trong ăn phòng trong một video đăng tải trên mạng xã hội. Người hâm mộ đã suy đoán cô sử dụng nó để điều trị bệnh vẩy nến.
Tuy nhiên, không giống liệu pháp ánh sáng do bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh, giường tắm nắng chủ yếu phát ra tia UVA, không hiệu quả bằng tia UVB trong việc sản xuất vitamin D và điều trị các bệnh về da.
Theo The Washington Post, có nhiều lý do khiến việc tắm nắng được ưa chuộng, bao gồm che khuyết điểm như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến, nhưng hiệu quả này chỉ là tạm thời. Sự thật là tắm nắng thậm chí còn có thể gây ra thêm mụn.
"Không có khái niệm 'tắm nắng lành mạnh', dù là nằm giường tắm nắng hay phơi nắng ngoài trời", bác sĩ da liễu Jennifer Holman (Texas, Mỹ) khẳng định với Yahoo News.
Các chuyên gia da liễu nhận định tia cực tím từ mặt trời hay giường tắm nắng đều đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây ra nếp nhăn, đốm nâu và làm da mất độ đàn hồi. Nghiêm trọng hơn, đây là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư da.
Ngoài ra, việc nghiện tắm nắng và cảm thấy bất an khi không có làn da nâu (tan dysphoria) có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần.
Các chuyên gia sắc đẹp cho rằng mạng xã hội đang tạo ra những tiêu chuẩn ngoại hình không thực tế, khiến giới trẻ đánh đổi sức khỏe để chạy theo trào lưu. Ảnh minh họa: @Kimkardashian. |
Chọn sức khoẻ hay thẩm mỹ
Thay vì hứng chịu tia UV độc hại, giới trẻ ngày nay có vô vàn lựa chọn để sở hữu làn da nâu bóng khỏe an toàn.
"Các sản phẩm dầu tự tạo màu da rám nắng (self-tanning) liên tục được cải tiến và đa dạng hơn", Penny Coy, Giám đốc kinh doanh tại Ulta Beauty, chia sẻ.
Tuy nhiên, bất chấp mỹ phẩm thay thế vừa an toàn vừa đa dạng, nhiều Gen Z vẫn tìm đến giường tắm nắng, bất chấp những nguy hại khôn lường, thậm chí còn coi việc tắm nắng là một tiêu chuẩn thẩm mỹ cho diện mạo khỏe mạnh. Xu hướng này một phần đến từ ảnh hưởng của mạng xã hội.
"Tắm nắng khiến tôi trông khỏe hơn, từ đó cảm thấy hạnh phúc hơn", Sara Shammout (23 tuổi), người sáng lập thương hiệu kem dưỡng da nâu, cho biết.
Nhà phê bình sắc đẹp Jessica DeFino cho rằng các tiêu chuẩn xã hội đang buộc mọi người phải "bóp méo" bản thân để chạy theo cái đẹp "tự tạo", đặt tính thẩm mỹ lên trên sức khỏe.
Cô khẳng định, nếu mọi người thực sự quan tâm đến lối sống lành mạnh như vẻ bề ngoài họ thể hiện, họ đã không bước vào giường tắm nắng.
"Việc xây dựng hình ảnh hoàn hảo trên mạng xã hội có lẽ đang trở nên quan trọng hơn việc sống một cuộc sống lành mạnh đúng nghĩa với hình ảnh đó", DeFino nhận định.
Mỗi bộ quần áo mang đến một thông điệp riêng
Cuốn sách Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy là sự chiêm nghiệm của tác giả David McRaney về thế giới quan của con người thông qua các câu chuyện tâm lý học hành vi rất gần gũi. Theo ông, cùng với các loại vũ khí và công cụ, quần áo đã được phát triển như một trong những loại hình nghệ thuật đầu tiên, và cũng là một trong những biểu hiện bằng vật chất đầu tiên từ thế thế giới nội tâm phong phú của con người.