Màu lưỡi bất thường có thể cảnh báo lượng choleterol cao trong cơ thể. Ảnh: Businessinsider. |
Cholesterol cao có thể dẫn đến một số biến chứng về sức khỏe. Tuy nhiên, trừ khi bạn được kiểm tra, bạn có thể không biết rằng mức cholesterol của mình cao do không có các dấu hiệu và triệu chứng đáng báo động.
Cholesterol cao có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch, dẫn đến các biến chứng như ứ máu hoặc lưu lượng máu bị ứ đọng. Điều này có thể phản ánh thông qua sự thay đổi màu sắc của lưỡi bạn.
Màu lưỡi bất thường
Theo tạp chí y khoa Frontiers in Medicine, lưỡi có màu tím sẫm và tĩnh mạch dưới lưỡi giãn rộng (tĩnh mạch dẫn lưu lưỡi) là dấu hiệu quan trọng của tình trạng ứ máu.
Theo Science Direct, đầu lưỡi có màu xanh tím hoặc có thể là những nốt ứ máu ở đầu lưỡi. Các tĩnh mạch dưới lưỡi sẫm màu hoặc quanh co và dày. Máu ứ là triệu chứng của tình trạng cholesterol cao hoặc mỡ máu cao. Nó xảy ra khi máu không thể lưu thông đúng cách qua các mô. Điều này có thể làm giảm tốc độ lưu lượng máu, gây tắc nghẽn một phần và tăng áp lực trong mạch.
Trong hầu hết trường hợp, lưỡi có màu tím có nghĩa là máu không lưu thông tốt trong cơ thể. Điều này cũng có thể chỉ ra máu không cung cấp đủ oxy cho các mô của cơ thể. Nó cũng có nghĩa là máu đỏ sẫm cho thấy thiếu oxy, trái ngược với máu đỏ tươi giàu oxy, đang lưu thông qua các động mạch.
Ngoài ra, một số tình trạng khác liên quan đến sức khỏe mạch máu có thể dẫn đến lưỡi đổi màu tím hoặc xanh. Chứng xanh tím gây ra tình trạng oxy hóa động mạch kém, có liên quan đến hiện tượng đổi màu màng nhầy và hơi xanh, chẳng hạn lưỡi. Theo Tổ chức Ung thư Miệng, ung thư lưỡi có thể tạo ra màu đỏ sẫm hoặc tím trên các bề mặt trong miệng. Lưỡi có màu tím hoặc hơi xanh cũng có thể báo hiệu tình trạng thiếu vitamin.
Theo India Times, cholesterol có thể tích tụ trên thành động mạch của bạn, dẫn đến hình thành mảng xơ vữa. Nếu các mảng xơ vữa bị rách hoặc vỡ ra, điều này có thể hình thành cục máu đông, cản trở dòng chảy của máu. Nếu máu chảy đến một phần tim ngừng lại, bạn sẽ bị đau tim. Tương tự cơn đau tim, khi cục máu đông chặn dòng máu đến một phần não bộ, bạn sẽ bị đột quỵ.
Tình trạng cholesterol cao có thể tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Ảnh: News18. |
Cách giảm cholesterol vào mùa đông
Theo Hindustan Times, mùa đông có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh và tình trạng sức khỏe, một phần là do lối sống ít vận động khi trời lạnh và thực tế là chúng ta tiêu thụ thường xuyên thực phẩm nhiều calo hơn so với các mùa khác. Tuy nhiên, những điều này có thể làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể.
Mức cholesterol không lành mạnh hoặc không được kiểm soát cũng có thể dẫn đến một số bệnh đồng mắc khác như bệnh thận mạn tính, tiểu đường, huyết áp cao và nhịp tim không đều cùng một số bệnh khác. Tiến sĩ Suman Bhandari, chuyên gia tư vấn về Tim mạch can thiệp, Fortis Escorts, Okhla, New Delhi (Ấn Độ), chia sẻ một số lời khuyên hữu ích để kiểm soát và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, đặc biệt trong mùa đông, bao gồm:
- Tiếp tục tập thể dục tại nhà hoặc khi ngoài trời nắng, có thể ra ngoài trời với quần áo kín nhiều lớp, đội mũ len và tập luyện.
- Tránh ăn thực phẩm chiên rán/nhiều đường, thay vào đó là trái cây và rau quả (ít nhất 4-5 khẩu phần) mỗi ngày. Ăn củ cải, cà rốt... như một bữa ăn nhẹ. Bổ sung chất xơ hòa tan như rau lá xanh, cà tím, đậu bắp, yến mạch, ngũ cốc như lúa mạch và các loại đậu cũng sẽ giúp giảm cholesterol.
- Tránh đồ uống có đường và đồ ăn vặt như kem, đồ ngọt, bánh ngọt, bánh quy...
- Tránh các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt lợn... thay bằng cá và thịt gà.
- Tránh khoai tây chiên, hành tây chiên hay ăn quá nhiều trứng.
- Không uống rượu hoặc hút thuốc quá nhiều.
- Bổ sung omega-3 như cá béo có thể làm giảm chất béo trung tính và thay thế các loại thịt đỏ.
- Uống sữa đậu nành hoặc đậu phụ 25 g có thể giảm 5-6% LDL.
Tiến sĩ Shukla cho biết những người thừa cân dễ bị cholesterol xấu hơn, vì vậy, điều quan trọng là phải cắt giảm và duy trì trọng lượng cơ thể. Một cách thông minh hơn để chế biến thức ăn tốt cho sức khỏe tim mạch tại nhà là sử dụng phương pháp nấu ăn không dùng dầu vì dầu được biết đến có hại cho cơ thể con người về lâu dài.
Chữa lành bằng sách
Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:
Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.
Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.