Chủ nhật (13/1), công ty Hybrid Air Vehicles (HAV) của Anh cho hay mẫu máy bay khinh khí cầu lớn nhất thế giới do hãng chế tạo sẽ dừng hoạt động. Tuy nhiên, họ đã lên kế hoạch chế tạo thế hệ mới của mẫu máy bay này vào năm 2020. |
Airlander 10 là một phương tiện lai giữa khí cầu và máy bay. Nó được chế tạo cho mục đích quân sự theo hợp đồng giữa quân đội Mỹ và công ty HAV. Ban đầu, máy bay được dùng để mang cảm biến phục vụ cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Năm 2013, quân đội Mỹ tuyên bố hủy dự án do các vấn đề kỹ thuật cũng như kinh phí. |
Airlander 10 trang bị 4 động cơ diesel siêu nạp công suất 325 mã lực, sử dụng lực nâng khí động học như máy bay cánh cố định thông thường để cất cánh và khí heli để bay lơ lửng khi ở trên không. |
Phòng quan sát của máy bay có thiết kế kính chịu lực ở sàn và xung quanh. Theo Guardian, máy bay có thể đạt được độ cao 2.134 m, tốc độ tối đa 145 km/h. Tải trọng 10 tấn hàng hóa và 48 khách. |
Airlander 120 có cấu tạo giống như một khinh khí cầu với 38.000 m3 khí heli, chiều dài 92 m và chiều rộng gấp 6,6 lần cabin Boeing 747. Ngoài khí Heli, còn có 4 động cơ cánh quạt, 2 gắn ở đuôi và 2 phía trước giúp máy bay cất cánh. |
Nó có một cabin phía dưới bụng cho 2 phi công điều khiển. Phi cơ này cũng có thể hoạt động ở chế độ không người lái. |
Bên cạnh kích thước to lớn và vẻ ngoài khá giống mông của con người, Airlander 10 còn nổi tiếng với những lần thử nghiệm bay thất bại. 2 trong số 6 lần cất cánh của nó đều gặp trục trặc |
HAV cho hay họ đang lên kế hoạch để sản xuất phiên bản tiếp theo, Airlander 50 với tải trọng lên đến 50 tấn hàng hóa. |