Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Mazda CX-30 có dễ thành công so với Mazda3 hay CX-5?

Giá bán của Mazda CX-30 tương đương Toyota Corolla Cross và thuộc diện đắt nhất trong phân khúc SUV đô thị.

Mazda CX-30 vừa được ra mắt tại Việt Nam để cạnh tranh ở nhóm SUV đô thị - dòng xe đang được người dùng quan tâm và ghi nhận sức tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Hai phiên bản Luxury và Premium của Mazda CX-30 được nhập khẩu từ Thái Lan và có giá bán thuộc diện đắt nhất nhì trong phân khúc, 839-899 triệu đồng.

Mazda CX-30 anh 1

Ưu thế về tính năng trang bị

Tương tự các dòng xe Mazda khác, CX-30 thu hút người dùng bằng thiết kế bắt mắt và trang bị đa dạng. Dễ nhận thấy biến thể gầm cao của Mazda3 được duy trì ngoại hình bóng bẩy và có nhiều chi tiết sang trọng, phù hợp với nhóm khách hàng trẻ, đặc biệt là những ai thích xe Mazda.

Dù nhiều người dùng nhận xét các mẫu xe của Mazda có thiết kế "một màu", na ná nhau về đường nét và không còn hấp dẫn như xưa, không thể phủ nhận thiết kế vẫn là ưu điểm lớn nhất của những Mazda3, Mazda CX-5 và nay là Mazda CX-30.

Mazda CX-30 anh 2

Danh sách tiện ích và an toàn của CX-30 cũng tỏ ra nhỉnh hơn các đối thủ cùng hạng. Đơn cử, mẫu SUV của Mazda có hệ thống đèn chiếu sáng LED tự cân bằng góc chiếu, đèn hậu LED, gương chiếu hậu bên tài chống chói, cốp sau đóng/mở điện…

Nội thất 2 phiên CX-30 cũng có nhiều trang bị đáng chú ý như ghế lái chỉnh điện tích hợp nhớ vị trí, màn hình 8,8 inch, bảng đồng hồ tốc độ 7 inch, 8 loa âm thanh, điều hòa 2 vùng tự động, hiển thị vận tốc trên kính lái (HUD), vô-lăng tích hợp lẫy chuyển số, phanh tay điện tử, cửa sổ trời (bản Premium)...

Bên cạnh đó, model CX-30 Premium có thêm gói trang bị an toàn i-Activsense với nhiều chức năng hỗ trợ lái hơn so với Toyota Corolla Cross hay Peugeot 2008 GT Line. Nổi bật có phanh thông minh, cảnh báo lệch làn tích hợp hỗ trợ giữ làn, cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi, đèn pha thích ứng, kiểm soát hành trình thích ứng…

Tính năng vận hành của Mazda CX-30 cũng nổi bật nhờ động cơ 2.0L chia sẻ từ CX-5, thông số đạt 154 mã lực và 200 Nm. Đi cùng với đó là chế độ lái Sport, chức năng ngắt động cơ tạm thời và hệ thống kiểm soát gia tốc.

Mức giá bất lợi

So với mẫu xe đang bán tốt nhất ở nhóm SUV đô thị hiện nay là Kia Seltos (609-729 triệu đồng), rõ ràng CX-30 không có lợi thế về giá bán. Mức chênh lệch giữa bản tiêu chuẩn của CX-3 và model Seltos cao cấp nhất là 110 triệu đồng, con số đáng kể sẽ khiến người dùng đắn đo và dễ có thiên hướng lựa chọn mẫu xe Hàn có mức giá hấp dẫn hơn.

Tương đồng về giá bán với Mazda CX-30 hiện nay là phiên bản 1.8V và 1.8HV của Toyota Corolla Cross (820-910 triệu đồng). Cũng được nhập khẩu từ Thái Lan, tuy nhiên đối thủ đồng hương của CX-30 có thêm lợi thế về yếu tố thương hiệu. Bên cạnh đó, dòng SUV 5 chỗ của Toyota còn có bản tiêu chuẩn (720 triệu đồng) để thu hút nhóm khách hàng mua xe tầm 700 triệu đồng.

Một mẫu xe có nhiều điểm chung với Mazda CX-30 là Honda HR-V (786-871 triệu đồng). Dòng SUV này cũng được nhập khẩu nhưng có nhóm đối tượng khách hàng nhỏ khi giá bán tiệm cận với nhóm xe gầm cao cỡ trung, không gian sử dụng ở mức vừa phải và tập trung vào trải nghiệm vận hành.

Không chỉ cạnh tranh với Corolla Cross hay HR-V, Mazda CX-30 còn “giẫm chân” đàn anh CX-5. Các phiên bản Mazda CX-5 2.0 Deluxe, Luxury và Premium hiện được Thaco sản xuất và phân phối với giá 839-919 triệu đồng. Với cùng một tầm tiền, Mazda CX-5 rõ ràng có ưu thế về mặt không gian sử dụng, khung gầm cũng như tên tuổi quen thuộc hơn khi so sánh với “đàn em” CX-30 vừa ra mắt.

Ngoài CX-5, còn một vài mẫu SUV 5 chỗ hạng C khác cạnh tranh với Mazda CX-30 là MG HS (719-949 triệu đồng) và Hyundai Tucson (799-940 triệu đồng).

Mazda CX-30 anh 13

Thực tế, các dòng xe Mazda tại Việt Nam có doanh số tốt từ trước đến nay đều có giá bán hợp lý so với mặt bằng chung của phân khúc. Điển hình là Mazda CX-5 cùng CX-8 có giá bán dễ chịu hơn các đối thủ và đang là 2 dòng SUV bán chạy của hãng xe Nhật Bản. Trong khi đó, những trường hợp Mazda đặt giá cao cho sản phẩm hầu hết đều không thành công.

Trước đây, Mazda Việt Nam từng tự làm khó mình khi đặt giá cao cho Mazda3 đời 2020 ngang với các dòng xe hạng D. Mức giá khi ra mắt vào cuối năm 2019 của Mazda3 đắt nhất phân khúc xe hạng C, dao động 719-939 triệu đồng.

Động thái này ngay lập tức khiến Mazda3 gặp khó khăn và bán chậm hơn trước, không còn giữ được lợi thế cạnh tranh trước Kia Cerato hay Hyundai Elantra. Đến nay, Mazda3 sedan và hatchback đã được hạ giá 50-90 triệu đồng để cải thiện doanh số.

Trước CX-3 cùng CX-30, Mazda Việt Nam chỉ phân phối một dòng xe nhập khẩu là Mazda2. Mẫu xe hạng B cũng không có doanh số tốt khi có giá bán cao hơn các đối thủ sản xuất trong nước. Hiện tại, giá bán của Mazda2 đã được giảm 30-50 triệu đồng so với thời điểm ra mắt cách đây một năm nhưng vẫn bị Toyota Vios, Honda City hay Hyundai Accent bỏ xa.

Theo anh Phạm Quang Hải, chuyên gia truyền thông ôtô, mức giá của Mazda CX-30 khá lỡ cỡ và khiến người dùng khó lựa chọn, vì ngay chính nội bộ thương hiệu Mazda, nhiều khách hàng sẽ chọn CX-5 thay vì CX-30. Hai mẫu SUV có thiết kế khá tương đồng, nhưng CX-5 có lợi thế về không gian. Ngoài ra, trang bị tiện nghi, công nghệ của Mazda CX-5 cũng tương đương CX-30. Nếu muốn bán tốt dòng xe này, có thể tương lai CX-30 sẽ phải bổ sung chương trình khuyến mãi hoặc ra mắt phiên bản giá rẻ Deluxe. Còn nếu nhìn xa hơn, không loại trừ khả năng CX-30 sẽ lót đường cho sự nâng giá của CX-5 thế hệ thứ mới sẽ ra mắt trong 1-2 năm nữa, anh Hải nhận định.

Mazda CX-30 anh 14

Tựu trung, Mazda CX-30 hiện tại không dễ dàng để cạnh tranh sòng phẳng với Kia Seltos hay Toyota Corolla Cross. Mức giá cao dành cho một dòng xe Mazda vẫn là rào cản lớn để chiếc SUV này chinh phục được đông đảo người dùng Việt Nam.

Dù vậy, CX-30 vẫn có thể được lòng nhóm khách hàng thích thương hiệu Mazda, ưu tiên chọn xe nhập khẩu, chú trọng yếu tố thiết kế, công nghệ an toàn và trải nghiệm vận hành.

Mazda CX-3 và CX-30 nhập khẩu Thái Lan, giá từ 629 đến 899 triệu đồng

Hai mẫu SUV đô thị Mazda CX-3 và CX-30 được Thaco giới thiệu cùng lúc tại Việt Nam. Đây là đối thủ của Ford EcoSport, Hyundai Kona, Kia Seltos hay Toyota Corolla Cross.

Con 5 giay den xanh, di hay dung? hinh anh

Còn 5 giây đèn xanh, đi hay dừng?

0

Nhiều người lái cho rằng việc dừng xe sớm khi đèn xanh còn 5 giây đếm ngược là cần thiết để tránh bị phạt hàng chục triệu đồng. Số khác nghĩ việc này gây cản trở giao thông.

Hoàng Phạm

Bạn có thể quan tâm