1. Làm thế nào để phân biệt các món mì udon, ramen và soba trứ danh của Nhật Bản?
Nhìn chung, giữa 3 món mì udon, ramen và soba có một số điểm khác biệt cơ bản mà chỉ cần quan sát kích thước, màu sắc, hương vị sợi mì là có thể phân biệt được. Mì udon có kích thước sợi to nhất trong 3 loại, thường có màu trắng đục vì làm từ bột mì. Mì ramen cũng làm từ bột mì, song thường ở dạng sợi dài, mỏng, có thể thẳng hoặc xoăn, màu vàng sẫm. Riêng mì soba lại làm từ bột kiều mạch, sợi dài, mỏng và có màu sắc lẫn hương vị hạt dẻ khác biệt. Chỉ trong trường hợp người chế biến quá "phá cách" hoặc món ăn đậm tính vùng miền, bạn mới gặp khó khi nhận diện các loại mì này. Ảnh: Global Travel, Dumpling & Strand, Japanology. |
2. Thành phần topping của mì udon thường có món nào sau đây?
Một loại mì udon phổ biến là tempura udon, thường được phục vụ với nước dùng nóng và lấy tempura làm topping. Tempura chế biến từ hải sản, rau củ tẩm bột chiên giòn, cũng là món ăn nổi tiếng, mang tính biểu tượng của Nhật Bản. Hay góp mặt trong mì udon là tempura tôm. Tempura có thể đặt trực tiếp lên mặt mì hoặc để vào đĩa riêng. Ảnh: Times Colonist. |
3. Sanuki udon là loại udon mang tính "vùng miền" được nhiều người ưa chuộng ở Nhật Bản. Sanuki từng là tên của tỉnh nào ngày nay?
Món sanuki udon được nhiều người yêu thích vì có sợi mì chắc, dai, lại có thể kết hợp theo nhiều cách khác nhau, đem lại sự đa dạng khi thưởng thức. Sanuki vốn là tên cũ của tỉnh Kagawa, nằm về phía đông bắc Shikoku - đảo nhỏ nhất trong số 4 đảo chính hợp thành Nhật Bản. Tỉnh này tuy diện tích rất khiêm tốn, song lại có hơn 600 nhà hàng udon ở khắp nơi với giá cả phải chăng, vì thế người ta còn gọi đây là "tỉnh udon". Ảnh: Japan National Tourism Organization. |
4. Shio ramen và shoyu ramen là 2 loại mì ramen phổ biến thường thấy. Shio và shoyu có nghĩa là gì?
Mì ramen thường được phục vụ cùng nhiều loại nước dùng nóng. Trong đó, 2 loại ramen phổ biến là shio ramen và shoyu ramen, ứng với 2 loại nước dùng khác nhau. Shio là muối, tức có sử dụng muối trong nước dùng, trong khi shoyu là nước tương, tức có sử dụng nguyên liệu này trong nước dùng nên cho thành phẩm có màu nâu đặc trưng. Ngoài nước dùng, một bát mì ramen có thể chứa nhiều thành phần khác như thịt lợn chashu, chả cá Nhật Bản hình lượn sóng, trứng, hành lá, măng, rong biển... Ảnh: Chopstick Chronicles. |
5. Du khách có thể đến thăm thành phố nào ở Nhật Bản để tham quan bảo tàng mì ramen?
Tại Nhật Bản có hẳn một bảo tàng dành riêng cho mì ramen ở thành phố Yokohama, thủ phủ tỉnh Kanagawa, ra đời từ năm 1994. Đến đây, du khách có thể tìm hiểu lịch sử ramen từ những bát mì truyền thống đến những suất mì ăn liền hiện đại. Bảo tàng còn tái hiện khung cảnh một khu phố cổ của Tokyo vào khoảng năm 1958, khi ramen trở nên rất phổ biến. Tại đây có các nhà hàng phục vụ những loại ramen khác nhau theo vùng miền. Ảnh: Lonely Planet. |
6. Zaru soba là hình thức phổ biến nào của mì soba Nhật Bản?
Soba được xem là một "đại diện" cho ẩm thực truyền thống Nhật Bản, giống như sushi hay tempura. Người ta có thể thưởng thức soba nóng hoặc lạnh theo nhiều cách khác nhau, song cách ăn phổ biến nhất là zaru soba. Với zaru soba, mì được phục vụ lạnh trên khay tre, khi ăn bạn phải chấm hoặc nhúng sợi mì vào nước sốt. Ảnh: Husbands That Cook. |
7. Tại Nhật Bản, truyền thống nào sau đây có liên quan đến mì soba?
Vào đầu năm mới, người Nhật có truyền thống ăn mì soba. Phong tục này được cho là có từ thời Edo, khoảng thế kỷ 17. Có nhiều lý do khác nhau để giải thích truyền thống. Có người cho rằng việc dễ cắn đứt sợi mì tượng trưng cho "cắt" bỏ xui xẻo, cầu may mắn. Cũng có quan niệm rằng sợi mì soba dài tượng trưng cho sự trường thọ. Hoặc có ý kiến khác lại lý giải là soba giàu dinh dưỡng, nên người ta ăn mì vào năm mới để cầu mong sức khỏe. Ảnh: Foodicles. |