Theo một trong những lý thuyết có ảnh hướng nhất trong ngành khoa học xã hội, bạn sẽ có khả năng nhận được việc nhiều hơn nhờ các mối quan hệ xã giao, những người có ít gắn kết với bạn.
Nhà xã hội học Mark Granovetter lần đầu tiên công bố ý tưởng này trong một bài báo năm 1973 và thu được hơn 65.000 sự đồng tình. Nhưng lý thuyết cho thấy sức mạnh của mối quan hệ xã hội của Granovetter thiếu bằng chứng thực tiễn trong nhiều thập kỷ.
Hiện nay, một nghiên cứu sâu rộng đã xem xét hơn 20 triệu người dùng trên mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn trong 5 năm gần đây cho thấy việc giữ gìn mối quan hệ xã giao thật sự giúp chúng ta có được công việc mới, theo Scientific American. Nghiên cứu này chỉ ra loại kết nối nào quan trọng nhất đối với những người "săn" việc làm.
Mối quan hệ xã giao giúp chúng ta tìm công việc mới dễ dàng hơn. Ảnh: New York Times. |
Dashun Wang, Giáo sự tại trường Quản trị Kellogg, thuộc ĐH Northwestern (Mỹ), người không tham gia vào nghiên cứu mới, cho biết: "Sức mạnh của mối quan hệ xã giao thật sự là một nền tảng khoa học xã hội".
Đối với nghiên cứu ban đầu năm 1973, Granovetter đã phỏng vấn những người xây dựng sự nghiệp trễ và hỏi kinh nghiệm của họ về những thay đổi trong công việc. Trước khi bài báo của nhà xã hội học ra đời, nhiều người cho rằng các vị trí công việc xuất phát từ các nguồn tin như bạn bè thân thiết, những người sẽ nói tốt về chúng ta với các quản lý nhân sự đang tìm kiếm ứng cử viên mạnh hoặc quảng cáo tìm việc.
Tuy nhiên, phân tích của Granovetter cho thấy mọi người thật sự có được công việc mới thường xuyên nhất nhờ vào bạn của bạn mình. "Điều đó làm mọi người thật sự ngạc nhiên vì những giả định về cách tìm được công việc tốt nhất trong đời không đúng như chúng ta nghĩ, dường như những người lạ mới là những mối liên hệ tốt nhất", Brian Uzzi, Giáo sư tại trường Kellogg, nói.
Điều gì khiến người lạ đem lại lợi thế tìm kiếm việc làm hơn bạn bè?
Granovetter nhận định các kết nối thân thiết - những người trong cùng một vòng tròn quan hệ, phần lớn họ có điểm chung về những sự kiện và các lựa chọn chuyên môn theo ý của mình. Nhưng những người thuộc cộng đồng khác sẽ cung cấp một lượng lớn thông tin hoàn toàn mới và các kết nối hữu ích. Một người bạn chung đóng vai trò như cầu nối, kết nối người tìm việc với nhóm khác, nơi cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp mới.
Giải thích này dựa trên dữ liệu quan sát cho thấy mối tương quan giữa các mối quan hệ xã giao và sự thay đổi công việc. Mặc dù vậy, mối tương quan không phải là quan hệ nhân quả.
Trong gần 50 năm kể từ khi Granovetter lần đầu tiên đặt nền móng cho ý tưởng của mình, các nhà nghiên cứu đã không chứng minh được mối quan hệ xã giao của ứng cử viên xin việc là điều đặc biệt khiến họ có được công việc mới.
Hai thập kỷ trước, khi còn là sinh viên vừa tốt nghiệp, Sinan Aral không thể nhận ra kẽ hở đó.
"Chúng tôi không có bất kỳ bằng chứng hệ quả cho những lý thuyết này. Chúng tôi không biết liệu các mối quan hệ xã giao có tương quan với lòng tốt vì bản chất quan hệ xã giao tốt hoặc vì những người có quan hệ xã giao có những đặc điểm vô hình làm cho chúng trở nên hiệu quả hơn, có ý tưởng tốt và đem lại công việc tốt hơn, nhiều thăng tiến và lương cao hơn", Sinan Aral, tác giả của nghiên cứu mới, hiện là giáo sư tại Viện Công nghệ Masachusetts cho hay.
Phát triển nghiên cứu thực chứng của lý thuyết này rất khó khăn. Để kiểm tra quan hệ nhân quả với mức độ nghiêm ngặt của một thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu sẽ phải lấy hai nhóm người tương đương thử nghiệm thao tác mạng xã hội của họ bằng cách cho một nhóm có quan hệ xã giao nhiều hơn và nhóm còn lại ít hơn. Sau đó, các nhà nghiên cứu quan sát hai nhóm trải qua những kết quả khác nhau như thế nào.
Aral và các đồng nghiệp nghiên cứu phát hiện rằng LinkedIn có kết quả tốt. Các kỹ sư của trang web đã điều chỉnh thuật toán để giới thiệu "những người bạn có thể biết", cuối cùng họ tiến hành nhiều thí nghiệm xã hội tự nhiên. Trong một trường hợp, LinkedIn sẽ ngẫu nhiên thay đổi số lượng quan hệ xã hội, quan hệ thân thiết và tổng cộng lời khuyến khích hiển thị cho người dùng.
Thí nghiệm này đã kiểm tra ý tưởng của Granovetter. Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng LinkedIn Karthik Rajkumar và sinh viên mới tốt nghiệp Guillaume Saint-Jacques, đã phân tích 5 năm dữ liệu, so sánh người dùng LinkedIn, những người được chỉ định theo thuật toán nhiều lời khuyến nghị mối quan hệ xã giao hơn với những người được chỉ định nhiều gợi ý mối quan hệ thân thiết hơn.
Tiếp theo, họ ước tính làm thế nào để thêm một mối quan hệ mạnh mẽ hoặc yếu kém ảnh hưởng đến khả năng vận động tiếp theo của các đối tượng. Nhờ các thí nghiệm thuật toán của LinkedIn, nhóm nghiên cứu có thể phân biệt ảnh hưởng của sức mạnh mối quan hệ xã giao với tổng số mối quan hệ mới.
Mối quan hệ xã giao hữu ích trong một số ngành nhất định. Ảnh: New York Times. |
Kết quả không chỉ hỗ trợ lý thuyết của Granovetter mà còn bổ sung một số điều chỉnh.
Đầu tiên, không phải tất cả các mối quan hệ xã giao đều hữu ích. Nếu sức mạnh của một kết nối phụ thuộc vào số lượng liên hệ lẫn nhau, thì trong mối quan hệ xã giao, hai người phải chia sẻ khoảng 10 người quen quan trọng nhất. Nhưng sức mạnh của mối quan hệ cũng có thể được đo bằng cường độ tương tác hoặc tần suất mà bạn liên hệ với người quen xã giao.
Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra số liệu này, họ thấy rằng mối quan hệ hữu ích nhất là những người mà mọi người không tương tác thường xuyên. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu phát hiện những hiệu ứng này khác nhau theo ngành công nghiệp: mối quan hệ xã giao ở LinkedIn đặc biệt có lợi trong các ngành công nghiệp kỹ thuật số, có xu hướng liên quan đến học máy, trí tuệ nhân tạo, sử dụng phần mềm và công việc từ xa, so với các ngành công nghiệp "Analog" đòi hỏi sự hiện diện trực tiếp.
Không bỏ quên mối quan hệ thân thiết
Giáo sư Wang cho rằng mặc dù có những kết quả này, điều quan trọng là không bỏ qua mối quan hệ thân thiết. Nghiên cứu này tập trung vào những thành công, đó là những người có việc làm mới. Nhưng nó đã không kiểm tra tất cả những thất bại và sự từ chối đã xảy ra trước khi thành công.
Để tồn tại trong một tìm kiếm việc làm mệt mỏi, chúng ta cần mối quan hệ thân thiết để cung cấp hỗ trợ xã hội.
"Chỉ quan sát những thành công sẽ chỉ cho chúng tôi biết một phần của câu chuyện. Để thực sự thành công, bạn thực sự cần mối quan hệ gần gũi, thân thiết", Wang lưu ý.
Những mối quan hệ mạnh mẽ này là rất quan trọng đối với các nhóm như người nhập cư, những người thường hình thành các cộng đồng chặt chẽ để đối phó với sự phân biệt đối xử và những áp lực khác mà họ gặp phải. Nhưng điều này cũng có nghĩa là họ có thể có một thời gian khó khăn hơn để tiếp cận các mối quan hệ xã giao.