Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Môn Lịch sử: Gặp khó ở câu 2, sĩ tử vẫn hài lòng với bài thi

Kết thúc môn thi được cho là khó 'nhằn' nhất, thí sinh cho biết khá vướng mắc ở câu 2, về Hiệp định Pari. Tuy nhiên, đa số đều nhẹ nhõm vì đã hoàn tất "bảng đấu tử thần".

Môn Lịch sử: Gặp khó ở câu 2, sĩ tử vẫn hài lòng với bài thi

Kết thúc môn thi được cho là khó 'nhằn' nhất, thí sinh cho biết khá vướng mắc ở câu 2, về Hiệp định Pari. Tuy nhiên, đa số đều nhẹ nhõm vì đã hoàn tất "bảng đấu tử thần".

>> 'Vượt ải' Địa lí dễ dàng, thí sinh phấn khởi
>> Đề thi và gợi ý đáp án môn Văn, Hóa
>> Nhiều thí sinh tin tưởng đạt điểm cao với môn Hóa

Hà Nội: Khối A làm vừa đủ, khối C thoải mái

Kết thúc môn Lịch sử (chiều 3/6), tại các hội đồng coi thi ở Hà Nội, thí sinh làm bài đạt mức độ khác nhau do đó có nhiều tâm trạng hơn, không "thỏa mãn tuyệt đối" như ở môn Hóa học diễn ra vào chiều qua.

Thí sinh Trần Minh Thành dự thi tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) phấn khởi chia sẻ: “Em làm bài thi Lịch sử khá tốt, chắc phải được điểm 8. Những câu hỏi trong đề đều nằm trong chương trình lớp 12”.

Xem đề thi và gợi ý đáp án môn Lịch sử, Địa lí
Tại trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội) các sĩ tử bước ra khỏi cổng trường với gương mặt phấn khởi, học sinh Mai Thu Trà cho biết: “Đề thi bao phủ tất cả chương trình đã học, nhưng chủ yếu là học hay không học bài thôi”.

 
Thí sinh sau buổi thi chiều nay 3/6. Ảnh: Lê Hiếu.

Trần Thanh Hằng, dự thi tại Hội đồng thi trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội chia sẻ: “Đề cũng Sử bình thường, ít câu phải nhớ quá nhiều mốc sự kiện, con số nên em cũng như nhiều bạn làm được. Chỉ riêng câu 2 thì dễ thiếu ý. Với đề này em được khoảng 7 điểm”.

 
 Thảo luận sau môn thi tại hội đồng thi THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Lê Hiếu.

Theo các thí sinh cả hai môn thi khối C hôm nay bao gồm Lịch sử và Địa lý ngắn gọn, nằm trong chương trình học nhưng nếu nắm kỹ kiến thức lịch sử cũng như biết cách tính toán, phân tích đề bài nên làm thì không khó đạt điểm cao.

Thí sinh Nguyễn Văn Hiếu, học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết phần Lịch sử thế giới không quá bất ngờ, vì các em ôn phần này rất kỹ. Còn phần lịch sử Việt Nam, câu 2 là khó nhất vì đòi hỏi thí sinh phải nắm vững kiến thức và biết tính toán.

 
 Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt từng thí sinh. Ảnh: Lê Hiếu.

Trong khi đó, tại hội đồng thi trường THPT Quang Trung, bạn Nguyễn Tiến Dũng, học sinh trường THPT Hoàng Cầu (THPT Đống Đa cũ) cho biết: "Em học khối A nên đối với môn Sử gặp khá nhiều khó khăn. Em làm vừa đủ thời gian nhưng không chắc chắn về điểm vì có một vài phần em tự làm theo suy nghĩ của mình. Với em thì câu 2 là khó, nhất là phần "Hiệp định Pari đã tạo điều kiện thuận lợi gì để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam". Em nghĩ mình đạt khoảng 7 điểm. Trong 4 môn đã thi, em hy vọng nhiều nhất vào môn Văn".

Bạn Nhữ Thái Anh, học sinh trường THPT Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội cũng cho rằng một câu trong đề thi là khó đối với mình: "Câu 2 trong đề lịch sử khá khó, không chỉ nội dung hiệp định mà cả triển khai vấn đề. Trong các môn thi em lo nhất môn này vì em học theo khối A. Cho nên khi nộp bài xong, em cảm thấy khá nhẹ nhõm. Trước khi bước vào kì thi, em đã dành thời gian ôn tập cho môn Lịch sử trong cả năm lớp 12".

 
 Sau hai môn thi Địa lý và Lịch sử, thí sinh ra về với tâm lý thoải mái. Ảnh Mai Châm.
 
 Thí sinh vui vẻ cười đùa sau 4 môn thi tại hội đồng coi thi THPT Quang Trung, Đống Đa. Ảnh Mai Châm.

Ngược lại với các bạn khối A, học sinh ban C như Nguyễn Thái Linh, THPT Hoàng Cầu làm bài thi khá tốt: "Thời gian vừa đủ để em hoàn thành bài thi. Em nghĩ mình có thể được 8. Tuy vậy, em cảm thấy câu 2 hơi khó vì phải nhớ chi tiết nội dung hiệp định với với ngôn từ chính trị và trả lời thêm một câu hỏi liên hệ. Dù thế, em nghĩ với các bạn học sinh trường em thì môn Lịch sử không quá khó khăn vì thầy cô đã dành ra hơn một tháng để ôn luyện hai môn Địa lý và Lịch sử cho học sinh lớp 12 sau mỗi buổi học chính".

TP.HCM: Thí sinh nhẹ nhàng "thoát ải" Lịch sử

Chiều 3/6, cùng với thí sinh cả nước, các thí sinh tại TP.HCM cũng đã kết thúc môn Lịch sử của kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2012. 

Thế nhưng khác với sự lo ngại của hầu hết các thí sinh, theo ghi nhận, tại rất nhiều Hội đồng thi trong thành phố, lượng thí sinh rời khỏi phòng thí sớm còn cao hơn 2 môn Ngữ văn và Địa lý.

Hầu hết thí sinh khi được hỏi đều cho biết, các em chỉ cần mất 2/3 thời gian để giải quyết tất cả các câu hỏi trong đề thi đưa ra. Trọng Nhân và Phương Tuấn, lớp 12A4 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm lạc quan cho rằng các em có thể đạt được 7 điểm trở lên vì tất cả các nội dung nằm trong đề thi đều đã được các thầy cô ôn luyện rất kỹ.

Vui vẻ bước ra khỏi phòng thi. Ảnh Đặng Sinh
Hầu hết thí sinh tại hội đồng thi THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã kết thúc môn Lịch sử rất nhẹ nhàng. Ảnh Đặng Sinh

Gặp một chút khó khăn với câu hỏi về Hiệp định Paris năm 1973, tuy nhiên Vũ Ánh Vương Nga, học sinh lớp 12A4 trường THPT Lê Quý Đôn đã liên hệ tới Hiệp định Geneve để hoàn thành câu hỏi trong đề bài. Tuy nhiên, với bài làm của mình, Vương Nga vẫn hy vọng vào điểm số 6 -7.

Cũng như hầu hết các thí sinh khác, Huỳnh Anh Thư, lớp 12A6 trường THPT Lê Thị Hồng Gấm cũng khá tự tin vào bài làm, Thư cho biết: “Trước khi bước vào môn Lịch sử, em đã rất căng thẳng. Môn Sử và môn Văn là hai môn khiến em mất nhiều thời gian ôn tập nhất. Nhưng đến khi phát đề, em đã không ngờ rằng đề lại dễ như vậy”.

Qua 4 môn thi, nhiều thí sinh đã cảm thấy rất thoải mái tư tưởng. Ảnh Đặng Sinh
Thí sinh Trọng Nhân trông có vẻ "hình sự" cũng tự tin vào điểm 7 môn Lịch sử. Ảnh Đặng Sinh

Kết thúc ngày thi thứ hai, theo ghi nhận, tình hình giao thông tại TP.HCM vẫn không có tình trạng ùn tắc gần các hội đồng thi tại khu vực trung tâm thành phố. Thời tiết vẫn ủng hộ các thí sinh và phụ huynh trong hơn nửa chặng đường tốt nghiệp vừa qua.

Lực lượng cảnh sát đảm bảo giao thông thuận lợi trong những ngày thi. Ảnh Mai Châm.

Đề Lịch sử: Dễ đạt điểm trung bình, khó lấy điểm tối đa

 

Nhận xét về đề thi môn Lịch sử diễn ra vào chiều 3/6, thầy Đoàn Văn Đạo, trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn, TP.HCM cho rằng, đề Lịch sử chỉ nằm ở mức trung bình. Đề thi không có câu nào dài nên thí sinh hoàn toàn có đủ thời gian để hoàn thành trọn vẹn bài thi trong 90 phút. Học sinh có học lực trung bình nếu chăm học thì việc đạt điểm 5 là khá dễ dàng. Tuy nhiên, dù đễ dễ nhưng để đạt điểm tối đa lại hơi khó.

Theo thầy Đạo, câu 1 trong đề bài là câu học thuộc lòng, thí sinh chỉ cần nắm tốt bài vở là có thể hoàn thành trọn vẹn. Nhưng ý 2 của câu 2, ý 2 câu 3a và ý 2 câu 3b đòi hỏi thí sinh cần vận dụng kiến thức tổng hợp để trình bày vào bài làm. Mỗi phần này có thể chiếm khoảng 1 điểm trong bài thi.

Như vậy, kết thúc 2 ngày với 4 môn, các thí sinh chỉ còn một ngày thi cuối cùng vào ngày 4/6 với môn Toán và Ngoại ngữ (đối với THPT), Toán và Vật lý (đối với hệ GDTX).

 Nhóm Phóng viên

Theo Infonet

 Nhóm Phóng viên

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm