Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Một sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm

Con tôi bị sốt xuất huyết, tôi muốn cho trẻ đi truyền dịch vì nghe nói sốt cao sẽ khiến cơ thể mất nước. Xin hỏi bác sĩ điều này có đúng hay không?

Con tôi bị sốt xuất huyết, tôi muốn cho trẻ đi truyền dịch vì nghe nói sốt cao sẽ khiến cơ thể mất nước. Xin hỏi bác sĩ điều này có đúng hay không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM

Nhiều phụ huynh thường nghĩ khi mắc bệnh sốt xuất huyết, sốt cao kèm theo không thể ăn uống sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước. Chính vì thế, không ít cha mẹ vội vã đưa con đến các phòng khám tư nhân để truyền dịch, bù nước.

Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm.

Khi trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết, trong 48 giờ đầu, cha mẹ không nên can thiệp gì để tránh làm tình trạng bệnh của con trở nặng. Sau khoảng thời gian ấy, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cô đặc máu của trẻ để quyết định có nên truyền dịch hay không.

Trong một vài trường hợp, người mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ được bác sĩ chỉ định truyền dịch. Nếu trước đó, người bệnh đã tự ý truyền dịch sẽ khiến dư thừa dịch trong máu. Lúc này, lượng dịch thừa sẽ tái hấp thu khiến cơ thể bị phù, gây khó khăn cho bác sĩ cũng như làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường sẽ sốt cao, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, tăng quá trình trao đổi chất, gây ra nguy cơ mất nước. Hơn nữa, khi sốt, thói quen ăn uống thường bị thay đổi, vì vậy sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể có thể khó duy trì.

Chính vì thế, việc bổ sung nước đầy đủ cho trẻ bị sốt xuất huyết là rất quan trọng. Cha mẹ nên cho con uống nước nhiều hơn so với thông thường (tăng khoảng 500 ml). Lưu ý, nên chia nhỏ lượng nước uống ra để tránh tình trạng trẻ đầy bụng.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho con uống oresol hoặc ăn canh nhiều hơn như một liệu pháp bù nước cho cơ thể. Cha mẹ hạn chế cho con uống các loại nước có màu đỏ, đen, để tránh nhầm lẫn với máu trong trường hợp trẻ bị xuất huyết dạ dày.

Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về dịch đậu mùa khỉ

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận đợt bùng phát mpox vẫn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế, kéo dài tình trạng khẩn cấp được công bố từ ngày 14/8.

Độc giả Ngọc Hương

Bạn có thể quan tâm