Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một từ 'chịu' mà có tới 8 nghĩa

"Chịu" là một trong những từ có nhiều hàm nghĩa, tùy ngữ cảnh để sử dụng cho phù hợp.

tieng Viet anh 1

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do tác giả Hoàng Phê làm chủ biên, từ "chịu" có đến 8 nghĩa. Cụ thể như sau:

  • Nhận lấy điều không hay, bất lợi cho mình. Ví dụ: Chịu đòn; chịu các khoản phí tổn; không chịu ngồi yên.
  • Tiếp nhận một tác động nào đó từ bên ngoài. Ví dụ: Chịu sự lãnh đạo; chịu ảnh hưởng tốt của nhà trường; cảm giác dễ chịu.
  • Thích ứng với điều không có lợi cho mình. Ví dụ: Chịu lạnh; cực mấy cũng chịu; không chịu nổi quả đấm.
  • Nhận mà nợ lại, chưa trả. Ví dụ: Còn chịu một số tiền; mua chịu; bán chịu; chịu ơn.
  • (Khẩu ngữ) Thừa nhận cái hay, cái hơn của người khác, phục. Ví dụ: Không ai chịu ai; chịu anh là người nhớ giỏi.
  • (Khẩu ngữ) Tự nhận bất lực, không làm nổi, hàng. Ví dụ: Khó quá, xin chịu.
  • Bằng lòng, đồng ý, tuy vốn không muốn, không thích (thuờng dùng trước động từ). Ví dụ: Năn nỉ mãi mới chịu giúp, khuya rồi mà chưa chịu ngủ.
  • Cố gắng làm việc gì một cách tự nguyện (dùng trước động từ). Ví dụ: Chịu học cái hay của người khác, chịu khó suy nghĩ.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Gốc tích của 'Nuôi ong tay áo'

"Nuôi ong tay áo" là một thành ngữ rất thông dụng trong tiếng Việt nhưng không phải ai cũng biết được gốc tích thành ngữ này.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm