Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ tuyên bố xóa sổ thành công ‘ong bắp cày sát thủ’

Mỹ ngày 18/12 tuyên bố đã tiêu diệt hoàn toàn "ong bắp cày sát thủ" lớn nhất thế giới sau 5 năm kể từ lần đầu phát hiện loài vật này ở bang Washington.

Một nhóm thuộc Sở Nông nghiệp Washington loại bỏ ong bắp cày khỏi tổ ong hồi tháng 10/2020. Ảnh: Sở Nông nghiệp Washington.

Ngày 18/12, Sở Nông nghiệp Washington cùng Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố đã loại bỏ thành công “ong bắp cày sát thủ - biệt danh của loài ong bắp cày lớn nhất thế giới dài khoảng 5 cm.

Theo Guardian, diễn biến này được coi là thành công lớn và nhờ một phần nỗ lực chung tay của người dân Mỹ. Người dân đã đồng ý cho chính phủ đặt bẫy trên đất nhà và cung cấp thông tin mỗi lần bắt gặp ong bắp cày sát thủ.

Ngoài ra, giới nghiên cứu cũng bắt được một con ong còn sống, dùng chỉ nha khoa gắn thẻ theo dõi vô tuyến nhỏ vào người nó và tìm được tổ. Các nhà khoa học đã phá hủy tổ ong ngay khi một số ong chúa xuất hiện.

“Với tư cách một nhà côn trùng học trong hơn 25 năm qua, tôi hiếm khi chứng kiến con người chiến thắng trước côn trùng”, Sven Spichiger - Giám đốc chương trình diệt trừ sâu bệnh của Sở Nông nghiệp Washington - phát biểu.

Ong bắp cày sát thủ - trước đây được gọi là ong bắp cày khổng lồ châu Á - thu hút sự chú ý vào năm 2013, khi gây ra cái chết của 42 người ở Trung Quốc và làm 1.675 người bị thương nghiêm trọng.

ong bap cay sat thu anh 1

Một con ong bắp cày sát thủ được gắn thiết bị theo dõi. Ảnh: Sở Nông nghiệp Washington.

ong bap cay sat thu anh 2

Ong bắp cày sát thủ có khả năng “tàn sát” một tổ ong mật chỉ trong vòng 90 phút. Ảnh: Sở Nông nghiệp Washington.

Đây là một giống xâm lấn tại Mỹ, đe dọa sự sống của các loài thụ phấn và côn trùng bản địa. Ong bắp cày sát thủ có khả năng “tàn sát” một tổ ong mật chỉ trong vòng 90 phút bằng cách chặt đầu đối phương và sau đó chiếm lấy tổ ong, lấy đàn ong con để nuôi con mình.

Ong bắp cày sát thủ lần đầu được phát biện ở Bắc Mỹ tại British Columbia, Canada vào tháng 8/2019. Tháng 12/2019, một cư dân tại hạt Whatcom, bang Washington tại Mỹ lần đầu tiên trình báo về loài vật này. Các chuyên gia nhận định ong bắp cày có thể đã di chuyển tới Bắc Mỹ khi trú trong các chậu cây hoặc container vận chuyển.

Dựa trên phân tích DNA, các quần thể ong được tìm thấy ở British Columbia và Washington không liên quan đến nhau và có nguồn gốc từ các quốc gia khác nhau. Kể từ năm 2021, British Columbia không nhận thêm báo cáo nào về loài vật này, và Trung tâm các loài xâm lấn ở Canada nhận định ong bắp cày được coi là đã bị diệt trừ kể từ đó.

Ong bắp cày có thể đốt xuyên qua hầu hết bộ đồ của người nuôi ong, tiết ra lượng nọc độc gần gấp 7 lần so với ong mật và đốt nhiều lần. Có thời điểm, Sở Nông nghiệp Washington phải đặt mua các bộ đồ đặc biệt từ Trung Quốc.

Washington là bang duy nhất tại Mỹ xác nhận về ong bắp cày khổng lồ. Những người bẫy ong tìm thấy 4 tổ vào năm 2020 và 2021.

Ông Spichiger nhấn mạnh bang này sẽ tiếp tục nêu cao cảnh giác về ong bắp cày sát thủ.

Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn

Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.

Người đàn ông tử vong vì bị gấu từ trên cây rớt trúng

Lester C Harvey (58 tuổi) đã tử vong dù được đưa đến hai bệnh viện khác nhau sau khi bị một con gấu ngã từ trên cây xuống đè trúng trong chuyến đi săn ở Virginia, Mỹ.

Người đàn ông dùng 400 điện thoại xem livestream phát túi mù cùng lúc

Một người đàn ông ở miền Đông Trung Quốc đã bị bắt vì sử dụng hơn 400 điện thoại di động cùng lúc để tăng cơ hội trúng thưởng trong các buổi phát trực tiếp.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm