Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Ngành kế toán ở Mỹ gặp khủng hoảng

Nghề kế toán tại Mỹ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu nhân lực khi nhiều người trẻ quay lưng với công việc này do định kiến về tính khô khan, nhàm chán và thu nhập thấp.

"Mức lương thấp, giờ làm việc dài và công việc nhàm chán". Đó là những gì Richard Rampell, kế toán đã nghỉ hưu ở Nam Florida (Mỹ), chia sẻ về nghề nghiệp của mình.

Hình ảnh những kế toán viên (CPA) khô khan, chỉ biết đến sổ sách và các loại thuế dường như đã trở thành định kiến khó phai trong tâm trí nhiều người.

Thống kê của Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (AICPA) cho thấy chỉ khoảng 65.000 sinh viên Mỹ hoàn thành bằng cử nhân hoặc thạc sĩ kế toán trong năm học 2021-2022, giảm 18% so với một thập kỷ trước. Trong số đó, rất ít người đủ điều kiện trở thành kế toán công chứng.

Số lượng người tham gia kỳ thi CPA năm 2022 cũng giảm mạnh, chỉ còn 30.000 người so với gần 50.000 người vào năm 2010.

Định kiến xã hội cùng với những khó khăn, thử thách trong công việc đã đẩy ngành kế toán Mỹ vào tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng, theo Business Insider.

Hậu quả không chỉ dừng lại ở việc chậm trễ hoàn thành tờ khai thuế, mà còn lan đến cả những sai sót tài chính nghiêm trọng trong các tập đoàn lớn.

Điển hình như trường hợp của Advance Auto Parts và Tupperware, các doanh nghiệp thiếu hụt nhân sự kế toán đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh.

Công việc nhàm chán

"Tôi thường nói đùa rằng chẳng ai mơ ước trở thành kế toán khi còn bé", Amal Shehata, giáo sư kế toán tại ĐH New York (Mỹ), từng làm việc 10 năm tại PricewaterhouseCoopers, chia sẻ.

"Sự thật là nghề kế toán không hào nhoáng. Để có được những khách hàng tốt và thú vị, bạn phải mất ít nhất 5 đến 10 năm tích lũy kiến thức và kinh nghiệm", Richard Rampell, kế toán "lão làng" với 45 năm kinh nghiệm, chia sẻ thêm.

ke toan di tu,  nghe ke toan,  gen z my,  znews cong viec,  nghe luong thap,  ke toan vien,  CPA la gi anh 1

Hình ảnh một kế toán viên tẻ nhạt, suốt ngày vùi đầu trong văn phòng đã ăn sâu vào tâm trí nhiều người.

Kế toán chưa bao giờ được xem là một nghề nghiệp hấp dẫn. Giới trẻ ngày nay, đặc biệt là Gen Z, càng không muốn theo đuổi những công việc nhàm chán, thiếu sự đột phá. Hơn nữa, trong thời đại mạng xã hội lên ngôi, kế toán kế toán không phải là một nghề dễ dàng "khoe" trên Instagram.

Không chỉ thiếu sức hút, con đường trở thành kế toán cũng đầy gian nan.

Ứng viên CPA thường cần có bằng thạc sĩ kế toán để đáp ứng yêu cầu 150 giờ tín chỉ. Sau đó là kỳ thi CPA khắc nghiệt, bao gồm 4 bài kiểm tra kéo dài 4 giờ, phải vượt qua trong vòng 18 tháng. Chưa dừng lại ở đó, các ứng viên còn phải dành 1 năm làm việc dưới sự giám sát của một CPA có giấy phép trước khi chính thức nhận được danh hiệu.

Trong khi các chuyên viên ngân hàng đầu tư mới vào nghề có thể kiếm được hơn 100.000 USD/năm, kế toán viên mới ra trường dự kiến chỉ kiếm được 72.000 USD trong năm đầu tiên nếu làm tại các công ty kế toán công lớn nhất.

Thách thức giữ chân kế toán

Rampell cảnh báo về "vòng xoáy luẩn quẩn" nếu tình trạng lương thấp trong ngành kế toán không được cải thiện. Ít kế toán đồng nghĩa với việc những người còn lại phải gánh vác khối lượng công việc lớn hơn, dẫn đến nguy cơ họ kiệt sức, rời bỏ ngành vì áp lực công việc và thu nhập không tương xứng.

"Doanh nghiệp cần nâng lương lên nhiều, trả ngang bằng với các công ty ngân hàng đầu tư", ông đề xuất.

ke toan di tu,  nghe ke toan,  gen z my,  znews cong viec,  nghe luong thap,  ke toan vien,  CPA la gi anh 2

Giới trẻ ngày nay, đặc biệt là Gen Z, càng không muốn theo đuổi những công việc nhàm chán như kế toán.

Rampell tin rằng miễn là nhu cầu về dịch vụ kế toán, kiểm toán và lập báo cáo tài chính vẫn còn, sẽ luôn có người sẵn sàng làm công việc này nếu được trả công xứng đáng. Là người điều hành một công ty CPA trong nhiều thập kỷ, ông khẳng định việc trả lương cao hơn đối thủ cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích.

"Tôi có được những nhân viên năng suất hơn, thông minh hơn, chăm chỉ hơn, những người tham vọng và muốn tiến xa hơn thay vì chỉ làm việc hành chính từ 9h đến 17h", ông nói.

Một số công ty lớn như PwC cũng đã có động thái tăng lương khởi điểm và thưởng dựa trên hiệu suất để giữ chân nhân tài.

Giáo sư Shehata hy vọng các cựu sinh viên thành đạt sẽ hỗ trợ học bổng, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên theo đuổi ngành kế toán. Bên cạnh đó, việc cải tổ môn "Nguyên lý Kế toán" cũng được xem là giải pháp then chốt.

Báo cáo dài 88 trang về "giải pháp nhân tài", được National Pipeline Advisory Group công bố vào tháng 5, đề xuất tận dụng giảng viên giỏi, ứng dụng công nghệ và tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với các kế toán viên thực tế, qua đó tăng tính tương tác và truyền cảm hứng.

ke toan di tu,  nghe ke toan,  gen z my,  znews cong viec,  nghe luong thap,  ke toan vien,  CPA la gi anh 3

Ứng viên CPA cần có bằng thạc sĩ, vượt qua kỳ thi khắc nghiệt và thực tập một năm.

Đồng thời, việc giảm yêu cầu 150 giờ tín chỉ và tạo điều kiện cho sinh viên học tập thông qua trải nghiệm thực tế cũng là một giải pháp khả thi.

Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi những thay đổi này phát huy tác dụng, tình trạng thiếu hụt kế toán sẽ tiếp tục gây ra nhiều khó khăn. Rampell ví von tình trạng này giống như việc khó đặt lịch hẹn với bác sĩ do quá tải.

Giáo sư Shehata cũng cảnh báo về những tổn thất tiềm ẩn khi thiếu thông tin kế toán đáng tin cậy. Điều này có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, làm suy giảm niềm tin vào thị trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Cửa hàng gây bão mạng khi tuyên bố: 'Đừng thuê Gen Z làm việc'

Thông báo đóng cửa của một cửa hàng ở nước ngoài, đi kèm với tuyên bố từ nay sẽ không thuê Gen Z làm việc, thu hút sự chú ý trên mạng xã hội.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Như Phương

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm