![]() |
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh; BVCC. |
Bệnh nhân là nam, 18 tuổi, quê Hà Giang. Khi làm việc tại xưởng máy xay cám ở Văn Giang, Hưng Yên, nam thanh niên bị bạn cùng làm đùa nghịch, dùng máy xịt hơi áp lực cao (thường dùng để xì khô) dí vào hậu môn và xịt mạnh. Ngay sau đó, bệnh nhân đau bụng dữ dội và được đưa đi cấp cứu.
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Nhật Huy, Phó giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng - Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, bụng co cứng toàn bộ.
"Kết quả chụp phim cho thấy khung đại tràng giãn căng bất thường. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc toàn thể do vỡ đại trực tràng và phải phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức", bác sĩ Huy nói.
Khi mở ổ bụng, các bác sĩ phát hiện đại tràng bị nứt vỡ nhiều chỗ, nghiêm trọng nhất là đoạn đại tràng sigma gần trực tràng. Ngoài ra, niêm mạc đại tràng tụ máu, có chỗ hoại tử, trong ổ bụng chứa nhiều dịch máu, tình trạng nhiễm trùng lan rộng
Các bác sĩ đã phải cắt bỏ đoạn đại tràng sigma vỡ, hoại tử, khâu lại các chỗ vỡ thanh mạc rải rác trên khung đại tràng và trực tràng, làm hậu môn nhân tạo tạm thời.
Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện. Tuy nhiên, để tái lập đường tiêu hóa tự nhiên, bệnh nhân cần thực hiện ca phẫu thuật thứ 2 sau khoảng 6 tháng để đóng lại hậu môn nhân tạo.
"Chúng tôi cũng từng tiếp nhận các ca bệnh như bơm nước vào hậu môn do táo bón hay thụt rửa các chất lạ vào trực tràng (điển hình là bã cà phê) với mục đích thải độc... Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng như thủng trực tràng, vỡ manh tràng, nhiễm trùng ổ bụng nặng, thậm chí dẫn đến tử vong", bác sĩ Huy cảnh báo.
Hồi tháng 12/2024, đơn vị này cũng tiếp nhận ca bệnh 66 tuổi bị táo bón nặng, đã tự bơm nước vào hậu môn gây vỡ manh tràng. Bệnh nhân được mổ cấp cứu nhưng không qua khỏi, do toàn bộ số phân táo bón nhiều ngày chảy vào ổ bụng gây sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.
Mọi người tuyệt đối không tự bơm qua hậu môn các dung dịch, khí (đặc biệt là dùng các máy móc áp lực cao để bơm) để điều trị táo bón, thải độc, đùa nghịch hay bất kỳ mục đích nào khác, dễ xảy ra nguy cơ vỡ đại tràng rất nguy hiểm.
Bệnh của thời thức ăn tiện lợi
Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng, thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm.
Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.