Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghiên cứu mới về các đợt nắng nóng khốc liệt ở Nam Á

Nghiên cứu chỉ ra biến đổi khí hậu khiến Nam Á có nhiệt độ cao hơn ít nhất 2 độ C. Khả năng khu vực này gặp nắng nóng gay gắt như tháng 4 vừa qua cũng sẽ cao hơn ít nhất 30 lần.

Những kế hoạch “chống nóng” cần được triển khai nhanh chóng hơn nữa ở Ấn Độ và nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi nhiệt. Ảnh: AP.

Nghiên cứu nhanh từ World Weather Attribution công bố hôm 17/5 cho hay nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, đợt nắng nóng trong tháng 4 có thể xảy ra 1-2 năm/lần ở Ấn Độ và Bangladesh. Hiện tại, nhiệt độ trên toàn cầu cao hơn 1,1-1,2 độ C, AP đưa tin.

“Chúng tôi nhận thấy biến đổi khí hậu làm tăng đáng kể tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng, một trong những sự kiện thời tiết nguy hiểm nhất”, Friederike Otto - nhà khoa học cấp cao về khí hậu tại Đại học Hoàng gia London, một trong những tác giả của nghiên cứu - cho biết.

Các tác giả cho rằng những kế hoạch “chống nóng” cần được triển khai nhanh chóng hơn nữa ở Ấn Độ và nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi nhiệt.

Đây là những kế hoạch do chính phủ điều hành và tài trợ giúp mọi người đối phó với nhiệt độ cực cao, thông qua các chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo cho nhân viên y tế và các phương pháp làm mát giá cả phải chăng.

“Nhiều người dân ở khu vực này không có khả năng tiếp cận với các giải pháp chăm sóc sức khỏe và làm mát, như quạt và máy điều hòa không khí”, Emmanuel Raju - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thảm họa của Đại học Copenhagen và cũng là tác giả nghiên cứu - cho biết.

Ông Raju nói thêm nắng nóng ảnh hưởng nhiều nhất đến nhóm người thu nhập thấp và lao động ngoài trời.

Theo nhiều nghiên cứu về khí hậu toàn cầu, Nam Á được coi là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cho biết hành động quyết liệt giảm lượng khí thải CO2 ngay lập tức là giải pháp duy nhất.

Vào tháng 4 vừa qua, nhiệt độ cao bất thường, lên tới 45 độ C, đã được ghi nhận tại các trạm giám sát ở một số vùng của Ấn Độ, Bangladesh, Thái LanLào.

Năm cuốn sách về khí hậu nên đọc

Mục Thế giới giới thiệu với độc giả 5 cuốn sách mà các chuyên gia khí hậu của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế cho rằng nên đọc về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Chiang Mai ô nhiễm nhất thế giới, Thái Lan vẫn nói không với đảng Xanh

Bất chấp tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Thái Lan, các chính trị gia có quan điểm chống biến đổi khí hậu đang chật vật để thu hút sự ủng hộ tại quốc gia này.

Lời cảnh báo thế giới từ kỷ lục nhiệt ở châu Á

Châu Á vẫn đang phải hứng chịu một đợt nắng nóng gay gắt, giữa lúc các nhà khoa học khí hậu cảnh báo 2023 có thể là năm nóng nhất của thế giới.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm