Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoài mì tôm, có thể cứu trợ đồ ăn nào cho người dân vùng lũ

Ngoài mì tôm, mọi người nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm ăn liền, sử dụng được ngay, không cần phải qua chế biến và dễ bảo quản.

Nhiều đoàn thiện nguyện đến cứu trợ bà con vùng lũ. Ảnh: Phạm Ngôn.

Những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều bài viết về việc kêu gọi ủng hộ, chuẩn bị đồ cứu trợ cho người dân chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang...

Thế nhưng, trong tình hình bão lũ phức tạp, việc nên chuẩn bị lương thực nào và bảo quản ra sao để đảm bảo an toàn, hữu ích, thực sự giúp bà con vượt qua giai đoạn khó khăn này khiến không ít người băn khoăn.

Nên gửi đồ cứu trợ gì?

Theo Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, hiện nhiều đoàn cứu trợ đã, đang di chuyển tới các tỉnh bị ngập lụt để cung cấp lương thực, các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân. Tuy nhiên, công tác cứu trợ rất cần được sắp xếp, bố trí cẩn thận để đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả, kịp thời cho người dân vùng lũ. Nếu được thực hiện đúng và khoa học, việc cứu trợ sẽ đạt được hiệu quả, nhanh chóng và an toàn.

Về nhóm đồ lương thực quan trọng, tổ chức này cho hay các đoàn cứu trợ nên chọn thực phẩm ăn liền (hạn sử dụng 1 tháng) như lương khô, xúc xích, thịt hộp, bánh mì ruốc, sữa nước, nước bù điện giải, nước đóng chai...

Do an cuu tro anh 1

Người dân TP.HCM gói hơn 2.000 chiếc bánh chưng, bánh tét cứu trợ vùng lũ. Ảnh: Di Anh.

Đồng quan điểm, PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng chúng ta nên chuẩn bị những loại đồ ăn có thể sử dụng ngay, không cần qua chế biến như bánh ngọt, cơm nắm, gạo rang, ruốc, lạc rang, thịt kho....

"Tôi thấy một số đoàn thiện nguyện gói rất nhiều bánh chưng. Đây cũng là lựa chọn khá hợp lý để gửi đến bà con vùng lũ vì dễ bảo quản. Hơn thế, bánh chưng có thành phần là gạo nếp, đỗ xanh, thịt... giàu dinh dưỡng, ngon miệng. Nếu trong điều kiện bảo quản bình thường có thể sử dụng khoảng 5-7 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết địa phương", PGS Thịnh nói.

Bên cạnh đó, tại các cửa hàng, siêu thị có phân phối trứng gà, vịt, đã kho, tiềm sẵn và được hút chân không, có thể mở gói ăn liền, hạn sử dụng dài, cũng là lựa chọn tốt.

Bảo quản thực phẩm ra sao?

PGS Nguyễn Duy Thịnh cũng lưu ý để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người dân nên lựa chọn kỹ các nguyên liệu và quá trình chế biến cẩn thận.

"Muốn đồ ăn để được lâu thì phải chế biến vệ sinh và nấu chín thật kỹ. Sau khi nấu, đừng vội đóng hộp nếu người dân chưa ăn ngay. Bạn cần để nguội bằng với nhiệt độ ngoài trời rồi mới đóng gói để vận chuyển đến các địa điểm cứu trợ", vị chuyên gia hướng dẫn.

Do an cuu tro anh 2

Những món ăn như muối vừng, trứng luộc, thịt chưng, cơm nắm... được đóng gói và hút chân không để cứu trợ người dân vùng lũ.

Việc hút chân không cũng là một cách giúp đồ ăn bảo quản được lâu hơn, tiết kiệm diện tích và giúp không bị ướt, bẩn khi di chuyển trong mưa lũ. Tuy nhiên, khi nhận thấy đồ ăn có nấm mốc, mùi lạ, người dân không nên sử dụng nữa.

PGS Thịnh cũng lưu ý người dân cần cẩn thận vệ sinh thực phẩm sạch sẽ trước khi hút chân không, nhất là thực phẩm tươi sống.

Việc hút chân không đúng cách, không đủ điều kiện tiệt trùng có thể sinh ra vi khuẩn nguy hiểm trong môi trường yếm khí, gây hại cho sức khỏe, bị nhiễm độc nặng.

Bánh chưng, cơm nắm nên chuẩn bị sao cho cân đối để người dân không dùng triền miên nhiều bữa, nhiều ngày.

Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y

Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Ngành y tế TP.HCM hỗ trợ 30.000 túi thuốc đến vùng bão lũ

Trong bối cảnh nước lũ dâng cao ở các tỉnh miền bắc do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), Sở Y tế và các bệnh viện tại TP.HCM đã khẩn trương gửi thuốc, hiện vật và hiện kim cho bà con.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm