Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngừng thức khuya ngay khi có những dấu hiệu này

Việc thức đêm thường xuyên khiến cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, khó tập trung, làm việc kém hiệu quả, đặc biệt là có cảm xúc tiêu cực.

Tac hai khi thuc khuya anh 1

Hay bị ốm, cảm cúm: They Mayo Clinic, đơn giản là vì đêm khuya sẽ làm bạch cầu bị hủy hoại, từ đó gây tổn hại đến khả năng miễn dịch. Thông thường, những người hay thức khuya dễ bị cảm cúm, dị ứng. Và chắc chắn, khi mắc bệnh, bạn sẽ khó hồi phục nhanh, thậm chí dễ bị nặng và gặp biến chứng hơn. Ảnh: Avogel.

Tac hai khi thuc khuya anh 2

Giảm trí nhớ: Thời gian ngủ là thời gian để não được nghỉ ngơi và ghi nhớ những hoạt động diễn ra trong ngày hôm đó. Khi thức khuya, bạn đang tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của não. Tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức khuya cao gấp 5 lần so với người bình thường. Vì vậy, hãy nhớ đảm bảo bộ não của bạn được nghỉ ngơi đủ 8 giờ mỗi ngày. Ảnh: Unsplash.

Tac hai khi thuc khuya anh 3

Tăng cân: Thức đêm nhiều khiến quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể sẽ bị rối loạn và có xu hướng tăng cao. Dần dần, điều này khiến các mô mỡ trong cơ thể dày lên, gây tăng cân, béo phì. Ngoài ra, rất có thể, nếu thức khuya, bạn cũng sẽ ăn vặt vào đêm khuya, đặc biệt là đồ ăn giàu chất béo và carbohydrate. Những thực phẩm giàu năng lượng này khiến cơ thể nạp rất nhiều calo, lâu ngày có thể gây tăng cân. Ảnh: Shutterstock.

Tac hai khi thuc khuya anh 4

Viêm loét dạ dày: Theo Health, tác hại của việc thức khuya là hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Bạn nên nhớ hệ tiêu hóa cũng cần được nghỉ ngơi, niêm mạc dạ dày tự tái tạo và phục hồi vào ban đêm khi ngủ. Làm việc vào đêm khuya khiến các tế bào này yếu đi. Ngoài ra, thức khuya khiến dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét nếu tình trạng này kéo dài. Hệ tiêu hóa kém do thức khuya cũng khiến bạn cũng dễ bị buồn nôn, nôn mửa khó kiểm soát. Ảnh: Shutterstock.

Tac hai khi thuc khuya anh 5

Làn da xấu đi trông thấy: Ban đêm là thời điểm tế bào da được tái tạo gấp đôi, lượng collagen sản sinh ra để trẻ hóa làn da cũng tăng tốc mạnh mẽ nhằm tiêu diệt các chất độc hại và phục hồi tế bào da bị tổn thương. Thức khuya khiến hoạt động của tế bào da thất thường, ảnh hưởng chức năng của lớp biểu bì. Điều này khiến da bị lão hóa sớm, xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, nổi mụn. Ảnh: News18.

Tac hai khi thuc khuya anh 6

Nhức mỏi mắt: Vào ban đêm mắt được nghỉ ngơi và điều hòa sau một ngày hoạt động liên tục. Thức khuya thường xuyên dễ dẫn đến đau mắt, đỏ mắt, cận thị, thị lực kém đi. Ảnh: Ginsbergeye.

Tac hai khi thuc khuya anh 7

Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực: Khi mệt mỏi và kiệt sức do thức khuya, bạn khó có thể cảm thấy vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Các "cú đêm" rất dễ có những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, thường xuyên cảm thấy rằng mọi thứ đang cản trở bạn hoặc có điều gì đó không ổn định. Ảnh: Scientific American.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

Dấu hiệu lạ sau khi ngủ dậy cần đi khám ngay

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đau bụng, tim đập nhanh hay tê tay khi thức dậy vào buổi sáng, hãy đi khám ngay vì chúng có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm