Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông không qua khỏi sau 20 ngày bị chó cắn vào tay

Một người đàn ông ở Đắk Lắk bị chó cắn ở tay. Sau đó khoảng 20 ngày, anh này có biểu hiện tức ngực, khó thở, được người nhà đưa đi nhập viện theo dõi nhưng đã không qua khỏi.

Khi bị chó mèo cào, cắn người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và tiêm ngừa vaccine phòng bệnh dại.

Ngày 10/7, tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp mắc bệnh dại, nhưng nạn nhân đã không qua khỏi.

Trước đó, ngày 9/7, anh Y.P.H.W. (trú xã Ea Tul, tỉnh Đắk Lắk) nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng hốt hoảng, sợ nước, sợ gió, tăng tiết nước bọt.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được xác định dương tính với virus dại, chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn. Đến khoảng 20h20 cùng ngày, bệnh nhân đã ra đi.

Theo thông tin ban đầu, cách đây 20 ngày, anh Y.P.H W. và 3 người khác bị chó lạ cắn. Một ngày sau đó, con chó này ra đi nhưng không rõ nguyên nhân.

Ngay sau đó, 3 trong 4 người bị chó cắn nói trên đã đi tiêm vaccine phòng bệnh dại. Đến ngày 6/7, anh Y.P.H.W. có biểu hiện tức ngực, khó thở, sợ gió, sợ nước mới đi tiêm vaccine.

Theo bác sĩ H’Nuen H’Đơk, Phó khoa Phụ trách Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh dại không có thuốc điều trị, nhưng có thể phòng tránh được bằng cách tiêm vaccine. Do đó, khi bị chó mèo cào, cắn cho dù chỉ là một vết xước nhỏ, người dân cũng nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và tiêm ngừa vaccine phòng bệnh dại. Khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ không qua khỏi là 100%.

'Vệ sĩ' vô hình của con người

Nếu có hệ miễn dịch ổn định, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên. Bạn sẽ khỏe mạnh mà không cần tới thuốc men.

Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Thời điểm lây nhiễm cao nhất của bệnh tay chân miệng

Khu vực tôi sinh sống đang có nhiều trẻ mắc tay chân miệng. Xin hỏi căn bệnh này có những triệu chứng điển hình là gì và lây lan như thế nào?

2 ca nhiễm vi khuẩn ‘ăn thịt người’ ở Đắk Lắk

Thông tin từ Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 2 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore - thường gọi là nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. Đây cũng là 2 ca bệnh đầu tiên phát hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong năm 2025.

Loại virus làm tăng 5 lần nguy cơ ung thư, ai cũng từng nhiễm

Theo nghiên cứu mới đây, Epstein-Barr (EBV), một trong những loại virus phổ biến nhất thế giới, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư gấp 5 lần.

https://tienphong.vn/nguoi-dan-ong-tu-vong-sau-20-ngay-bi-cho-can-vao-tay-post1759005.tpo

Nguyễn Thảo/ Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm