Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông nôn ra một lít máu vì uống nhiều rượu mỗi ngày

Bệnh nhân có thói quen uống 500 ml rượu, bia/ngày, nhập viện vì nôn ra một lít máu tại nhà, từng 8 lần bị xuất huyết tiêu hóa.

xuat huyet tieu hoa anh 1

Uống nhiều đồ có cồn trong thời gian dài là nguyên nhân khiến người đàn ông bị xuất huyết tiêu hóa. Ảnh minh họa: Freepik.

Ông N.C.H. (63 tuổi, Phú Thọ) có tiền sử xuất huyết tiêu hóa 8 lần do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, xơ gan trong 4 năm.

Người đàn ông này có thói quen thường xuyên dùng rượu bia mỗi ngày khoảng 500 ml.

Gần đây, ông được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ vì nôn ra một lít máu tươi và máu cục, đại tiện ra phân đen. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da xanh niêm mạc rất nhợt, có tình trạng sốc mất máu.

Tại đây, sau quá trình thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, các bác sĩ kết luận ông bị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và chỉ định nội soi cấp cứu.

Sau đó, các bác sĩ của khoa Nội hô hấp - Tiêu hóa đặt đường truyền lớn tĩnh mạch, thở oxy, truyền dịch thành dòng, truyền máu, đặt sonde rửa dạ dày, lấy ra xấp xỉ 1,5 lít máu pha loãng, hộ tống nội soi cấp cứu.

Vết rách do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản được thắt vòng cao su, cầm máu, giảm áp tĩnh mạch cửa, bổ gan, vitamin. Sau xử trí, người bệnh được cầm máu, lâm sàng ổn định, được điều trị nội khoa theo phác đồ.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hồng Nhung, Phó trưởng khoa Nội hô hấp - Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết chỉ tính riêng trong 2 tuần trở lại đây (cuối tháng 5 và đầu tháng 6), đơn vị này đã tiếp nhận 12 người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, do rách thực quản…

Tất cả trường hợp đều sử dụng rượu bia trong thời gian dài. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng xuất huyết nặng nguy kịch.

Theo bác sĩ Nhung, đây là bệnh cảnh thường gặp ở khoa Nội hô hấp - Tiêu hóa. Thời điểm ngày hè nắng nóng người dân sử dụng bia, rượu nhiều, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do bệnh cảnh này gia tăng đột biến so với ngày thường.

Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa có thể có những biểu hiện như đau thượng vị dữ dội, nôn máu, đi ngoài phân đen hoặc đỏ, hoa mắt, chóng mặt… Xuất huyết tiêu hóa nặng có thể gây sốc, lơ mơ, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt, suy tạng toàn thân, thậm chí tử vong.

Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bác sĩ Nhung khuyến cáo mọi người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý; ăn đúng giờ, đủ 3 bữa chính một ngày, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả tươi; hạn chế bia rượu.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, cuốn sách "Tâm hơn thuốc" của tác giả Lissa Rankin chỉ ra rằng biện pháp cải thiện tâm lý, suy nghĩ tích cực có thể phòng tránh bệnh tật và giải quyết một số vấn đề về sức khỏe của con người. Cuốn sách cho thấy sự sáng tạo, thư giãn, sống thật với chính mình... là những phương pháp đơn giản giúp giảm căng thẳng trong công việc và cải thiện tình trạng sức khỏe.

Cách ăn tốt: '4 chân không bằng 2 chân, 2 chân không bằng 1 chân'

Quan điểm dinh dưỡng xưa và nay đều cho rằng rau quả tốt hơn gà, vịt (loài 2 chân) và bò, lợn (loài 4 chân).

Minh Nhật

Bạn có thể quan tâm