Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Người mắc bệnh nào không nên ăn dứa?

Không chỉ thơm ngon, quả dứa còn chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn dứa cũng tốt.

Ai khong nen an dua anh 1

Ăn dứa tốt cho:

  • Tiêu hóa
  • Thần kinh
  • Bài tiết

Theo Mayo Clinic, dứa rất giàu chất xơ, giúp đường ruột hoạt động ổn định. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa, loại enzyme phân hủy protein hiệu quả, cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề như táo bón, tiêu chảy...

Ai khong nen an dua anh 2

Chất nào trong quả dứa giúp cải thiện sức khỏe xương?

  • Canxi
  • Mangan
  • Vitamin C

Theo Live Science, hàm lượng mangan trong dứa tốt cho xương. Nghiên cứu năm 1994 của Viện Linus Pauling, Đại học bang Oregon, Corvallis, Mỹ, cho biết mangan rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh.

Ai khong nen an dua anh 3

Bà bầu ăn dứa có thể gây sẩy thai?

  • Đúng
  • Sai

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, một số người cho rằng chất bromelain trong dứa có thể gây co bóp tử cung và làm sẩy thai. Tuy nhiên, chúng ta chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn, uống nước dứa có thể gây sẩy thai. Lượng bromelain trong một quả dứa không ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Thực tế, để tạo ra ảnh hưởng đến thai kỳ, bạn phải ăn từ 7-10 trái dứa cùng một lúc. Điều này rất khó xảy ra.

Ai khong nen an dua anh 4

Ăn dứa sau khi "yêu" giúp tránh thai hiệu quả?

  • Đúng
  • Sai

Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội, cho biết một số thực phẩm có thể làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ. Tuy nhiên, chúng không được coi là cách để tránh thai. Ăn dứa không được khoa học chứng minh có thể giúp ngừa thai.

Ai khong nen an dua anh 5

Không nên ăn dứa cùng:

  • Sữa
  • Quả cam
  • Đường kính

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho hay dứa có bromelain, loại enzyme tiêu hóa phân giải protein trong sữa. Khi kết hợp hai loại với nhau, chúng có thể làm bạn buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và nhức đầu.

Ai khong nen an dua anh 6

Người mắc bệnh nào không nên ăn nhiều dứa?

  • Bệnh gout
  • Bệnh viêm gan B
  • Bệnh đau dạ dày

PGS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa. Dứa chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Ai khong nen an dua anh 7

Tránh ăn dứa khi nào?

  • Khi đói
  • Trong bữa ăn
  • Sau bữa ăn

Bạn ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Khi nào không nên ăn chuối?

Chuối là loại hoa quả giàu calo, chất xơ và đường. Ăn chuối có thể giúp bạn bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

Tuệ Anh

Bạn có thể quan tâm