Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người nổi tiếng, KOL quảng cáo 'nổ': Bác sĩ chua chát dọn hậu quả

Nhiều nghệ sĩ, KOL rao giảng về các loại "thần dược" không hề e ngại pháp luật. Các chuyên gia cho rằng có thể lợi nhuận khổng lồ đã khiến họ coi nhẹ mọi rủi ro.

Trong một video quảng cáo TPCN bổ sung dinh dưỡng từ cỏ và rau xanh, Đoàn Di Băng tuyên bố một viên kẹo tương đương 5 kg rau củ quả. Ảnh: Đoàn Di Băng/Facebook.

Trong vụ gần 600 loại sữa giả bị thu giữ gần đây, không chỉ các gương mặt nổi tiếng mà cả một số chuyên gia y tế cũng góp phần quảng bá cho sản phẩm. Với sức ảnh hưởng lớn, họ vô tình trở thành "bình phong sống" giúp các thương hiệu sai phạm dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng.

Kết quả là nhiều người, trong đó có bệnh nhân, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai - những đối tượng dễ tổn thương nhất - sử dụng sữa giả mà không hề nghi ngờ.

Sau sự việc, loạt phát ngôn quảng cáo "nổ tung trời" từ MC Cát Tường, Cao Minh Đạt đến Đoàn Di Băng… cũng bị cộng đồng mạng phản ứng. Đây không phải lần đầu người nổi tiếng bị chỉ trích vì tiếp tay cho thực phẩm chức năng gắn mác "thần dược", nhưng làn sóng tin theo mù quáng vẫn chưa dừng lại.

Trao đổi với Tri Thức - Znews, nhiều chuyên gia gọi đây là hành vi khó chấp nhận, thậm chí là phi đạo đức.

Người nổi tiếng không phải chuyên gia

Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Thị Duyên, Phó chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Quân Y 175 (TP.HCM), chia sẻ chính những bác sĩ có chuyên môn, đôi khi cũng "sụp hố" vì tin vào giấy tờ kiểm nghiệm mà đơn vị sản xuất cung cấp. Bởi chính vì sự chủ quan, bác sĩ đã bỏ qua bước kiểm tra chéo.

"Tuy nhiên, tỷ lệ bác sĩ lựa chọn nhầm sản phẩm sẽ thấp hơn rất nhiều so với người khác. Vì ít ra, để sản phẩm được đưa vào bệnh viện phải trải qua rất nhiều khâu kiểm tra giấy tờ, trong đó họ phải chứng minh được đã kiểm nghiệm lâm sàng", bác sĩ Duyên nói.

vu sua gia anh 1

BTV Quang Minh trong một clip quảng cáo nhãn hiệu sữa có trong gần 600 loại sữa bị làm giả. Ảnh: Tiền Phong.

Bác sĩ Duyên nhận định để đọc được các thành phần trên nhãn mác của từng loại sữa cũng cần có chuyên môn. Nếu không có kiến thức nền về lĩnh vực y khoa, rất khó để người dân nhận ra điều bất thường trong thành phần in trên bao bì.

Như vậy việc người nổi tiếng hay KOL, KOC không làm trong lĩnh vực y tế mà nhận quảng cáo sản phẩm liên quan sức khoẻ sẽ gây rủi ro cho chính bản thân họ và người tiêu dùng.

"Họ không có chuyên môn về y khoa, để đọc hiểu hết được thành phần trên bao bì sản phẩm là rất khó. Do dó, họ quảng cáo hoàn toàn dựa vào trải nghiệm cá nhân, từng sử dụng. Điều này không chứng tỏ sản phẩm sẽ có hiệu quả tốt cho số đông", bác sĩ Duyên nhấn mạnh.

Chuyên gia này phân tích thêm kinh nghiệm cá nhân chỉ mang tính chủ quan, người nổi tiếng không thể mang ra áp dụng cho đại chúng, đặc biệt là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Họ càng không thể đưa ra một nhận định đúng đắn ở lĩnh vực không am hiểu.

Bác sĩ phải "thu dọn" hậu quả

PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay ông gặp không ít trường hợp phải "trả giá" sau khi bị dẫn dắt bởi quảng cáo trên mạng. Rất nhiều bệnh nhân hay phụ huynh đưa con đến bác sĩ khi mọi chuyện đã quá muộn.

Người nổi tiếng được trả thù lao hậu hĩnh cho mỗi bài đăng, mỗi video quảng bá. Thế nhưng, khi người tiêu dùng gặp biến chứng, thậm chí là ngộ độc do sản phẩm không rõ nguồn gốc, chính các bác sĩ và hệ thống y tế mới là những người phải gánh hậu quả.

"Thực phẩm chức năng có hàng trăm loại, ngay cả bác sĩ cũng không thể nắm rõ hết. Vì thế, phụ huynh nên hỏi đúng bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn dùng đúng cách. Đừng vội tin vào lời đồn hay quảng cáo", PGS Hưng nói.

Bác sĩ Hưng chua chát nhận định: “Điều đáng buồn là bác sĩ có chuyên môn lên tiếng thì chẳng mấy ai để tâm, nhưng một review 5 sao từ các 'kền kền online' lại được tin tưởng tuyệt đối. Trong khi đó, những người bán hàng online, livestream rao giảng về 'thần dược' không hề e ngại pháp luật. Liệu có phải lợi nhuận khổng lồ đã khiến họ coi nhẹ mọi rủi ro?".

Theo vị chuyên gia, với mức xử phạt hiện nay, cái giá phải trả cho việc lừa đảo sức khỏe cộng đồng còn rẻ hơn... một buổi livestream. Vì vậy, cơ quan chức năng phải xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ và có tính răn đe đủ mạnh.

vu sua gia anh 2

Công nhân đóng gói các sản phẩm sữa giả. Ảnh: Công an Nhân dân.

Doanh nghiệp vẫn có thể tự công bố sản phẩm, tự chịu trách nhiệm, nhưng cần có sự kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng từ cơ quan chức năng để xem họ có làm đúng như đã công bố hay không.

"Nếu vi phạm, phải xử lý nghiêm. Thậm chí là cấm kinh doanh trong lĩnh vực đó, chứ không thể để tình trạng lừa dối người tiêu dùng kéo dài như hiện nay. Đã đến lúc người nổi tiếng cần hiểu rằng ảnh hưởng xã hội đi kèm với trách nhiệm xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sức khỏe, nơi một lời nói có thể cứu người hoặc gây hại", PGS Hưng nhấn mạnh.

Với góc nhìn của chuyên gia y tế và cũng là người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, cũng đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ: "Người dân cần đặc biệt cảnh giác với những loại sữa không rõ nguồn gốc, không thương hiệu 'lạ'. Không có cách nào khác ngoài sự tỉnh táo và chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng. Đừng vội tin ai nói gì cũng đúng, bảo gì cũng mua".

Bác sĩ Khanh cũng nhấn mạnh công tác tuyên truyền kiến thức cần được mở rộng không chỉ ở đô thị mà phải vươn tới cả vùng sâu, vùng xa, nơi người dân còn thiếu thông tin và dễ bị cuốn vào những lời quảng cáo sai lệch.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

TP.HCM kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm dinh dưỡng

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là sữa chế biến và thực phẩm dinh dưỡng y học, từ 21/4-30//5.

Cô gái nguy kịch sau 24 giờ vào viện, dấu hiệu ban đầu như cúm 'xoàng'

Nhập viện với dấu hiệu sốt cao, đau họng, nữ sinh 22 tuổi bất ngờ chuyển biến xấu chỉ trong 24 giờ, rối loạn ý thức, rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng, suy đa tạng.

Những thực phẩm cần thận trọng khi ăn mùa nắng nóng

Vào những ngày nắng nóng, thức ăn đường phố dễ biến thành “ổ” vi khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách.

Phương Anh - Thuận Nguyễn

Bạn có thể quan tâm