![]() |
Nữ sinh được đặt ống thở máy xâm nhập, dùng kháng sinh sớm kết hợp nhiều biện pháp hồi sức tích cực ngay khi có diễn biến xấu. Ảnh: BVCC. |
Bệnh nhân là sinh viên năm cuối một trường đại học ở Hà Nội, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Cô gái nhập viện với các biểu hiện ban đầu giống cảm cúm thông thường như sốt cao, đau họng, ho khan và mệt mỏi. Tuy nhiên, chỉ sau 24 giờ, tình trạng chuyển biến xấu rất nhanh: Khó thở tăng dần, tụt huyết áp, tím môi và rối loạn ý thức.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực - Chống độc trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng, tổn thương phổi lan tỏa, suy đa cơ quan.
Ê-kíp điều trị đã triển khai các biện pháp hồi sức chuyên sâu: Cấy máu, đờm tìm căn nguyên vi khuẩn, thở máy xâm nhập, tăng dần liều vận mạch, lọc máu liên tục và phối hợp kháng sinh sớm.
Kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị liên cầu khuẩn nhóm A, biến chứng viêm phổi cấp nguy kịch.
Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân dần thoát sốc, ngừng vận mạch, cải thiện chức năng phổi và tỉnh táo trở lại. 2 tuần từ ngày nhập viện, cô gái có thể tự thở, trò chuyện. Đến ngày 22/4, bệnh nhân được xem xét ra viện.
Liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes) là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng huyết, sốc độc tố dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Người trẻ tuổi, không có bệnh nền vẫn có thể trở thành nạn nhân của biến chứng nguy hiểm này.
Hồi ký "Hồng Sơn 'Công Chúa' - Quái kiệt sân cỏ trong màu áo lính" kể chuyện đời, chuyện nghề thăng trầm nhiều vinh quang nhưng cũng lắm thách thức của cầu thủ vàng làng bóng đá Việt Nam.