Người trẻ tối giản hóa cuộc sống, thu gọn vòng tròn xã hội để giảm bớt áp lực. Ảnh minh họa: cottonbro/Pexels. |
Khi nhắc đến từ khóa “tối giản”, ý niệm đầu tiên bật ra trong đầu của nhiều người là những bức tường trắng, trơn và đồ nội thất màu trung tính.
Nó cũng gợi nhắc đến đất nước Nhật Bản, quốc gia Đông Á nổi tiếng với những triết lý sống tối giản, hay hành động vứt bỏ vô số đồ đạc để duy trì không gian sống gần như chẳng còn gì.
Nhưng thực chất, lối sống tối giản còn nhiều ý nghĩa hơn thế. Không chỉ dừng lại ở cách sắp xếp và bày trí nhà cửa, sự tối giản còn được thể hiện ở mọi khía cạnh đời sống, từ gia đình, công việc, mối quan hệ cho đến tinh thần.
Lối sống tối giản không chỉ nằm ở bức tường trắng và gam màu trung tính trong căn nhà. Ảnh: cottonbro/Pexels. |
Giữa cuộc sống bộn bề và xô bồ ở thành thị, nhiều người trẻ tìm đến sự tối giản như một cách trút bỏ những áp lực vô hình đang đè nặng trên vai, từ đó có thể sống hạnh phúc, trọn vẹn và theo cách riêng của họ.
Tối giản trong suy nghĩ
Trong dòng chảy của nhịp sống hối hả ở những thành phố lớn, người trẻ dễ bị áp lực bủa vây - từ gia đình, công việc cho đến các mối quan hệ.
Đôi khi để đáp ứng kỳ vọng xã hội, họ dành nhiều thời gian bận tâm nên mua gì, ăn gì hay mặc ra sao, hoặc phải chứng minh bản thân thành công hơn người khác. Đến một thời điểm, cuộc sống thiếu cân bằng sẽ khiến người trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức và bỏ quên bản thân.
Vi Trần (sinh năm 1997), nhà sáng tạo nội dung ở TP.HCM, nằm trong số đó. Trước đây, cô từng cố gắng chạy theo hình mẫu mà xã hội hiện đại khắc họa về một phụ nữ thành công, từ cách ăn mặc cho đến thói quen chi tiêu.
Nhưng khi cuộc sống ngày càng bận rộn, cô phải đảm nhiệm nhiều vai trò hơn - vừa là một người mẹ, người vợ chu đáo vừa một Gen Z nhiệt huyết trong công việc. Dần dần, blogger cảm thấy kiệt sức.
Vi Trần không ngại ngần những lời bàn tán về sở thích sắm đồ second-hand của mình. Ảnh: Phương Lâm. |
“Tôi nhận thấy mình cần thay đổi. Sau đó, nhờ thực hành lối sống tối giản thường xuyên, tôi xây dựng lại một lối sống đúng ‘gu’ mình, hạnh phúc và đủ đầy hơn”, cô chia sẻ.
Về trang phục, cô không còn ưu tiên chạy theo trào lưu, xu hướng. Cô chuyển sang hình thức mua quần áo second-hand, vừa để tiết kiệm chi phí, vừa hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời, cô đem tặng hoặc từ thiện những món đồ không còn sử dụng thường xuyên. Blogger cho biết hiện tủ đồ của cô chỉ có khoảng 20 item.
Đối với đồ nội thất hay sản phẩm công nghệ, cô ưu tiên độ bền lâu. Theo Vi Trần, sản phẩm chất lượng cao là khoản đầu tư xứng đáng, hạn chế việc phải sửa hoặc thay mới nhiều lần. Bên cạnh đó, cô hình thành thói quen lên danh sách mua sắm, tính toán khoản chi dựa trên nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên, phong cách chi tiêu không phải sự thay đổi lớn nhất kể từ khi Vi Trần thực hành lối sống ít phụ thuộc vào vật chất. Nó còn được thể hiện qua cách cô thu hẹp vòng tròn xã hội.
Dù là một micro-influencer, trang mạng xã hội của Vi Trần chủ yếu phục vụ cho công việc. Cô không muốn nhận thông tin một cách bị động nhằm hạn chế sự tiêu cực. Cô gói gọn mối quan hệ trong gia đình và vài người bạn luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu mọi tâm tư.
Vi Trần (bên phải) học cách gói gọn và thu hẹp vòng bạn bè để "tối giản cảm xúc", hạn chế sự tiêu cực. Ảnh: Phương Lâm. |
Vi Trần cho biết điều này không đồng nghĩa cô lập xã hội và cắt đứt mối quan hệ, mà dành tâm sức nhiều hơn cho những người quan trọng, thân thiết.
Sự “tối giản cảm xúc” đang được một số người trẻ đón nhận và trở thành trào lưu thời gian gần đây. Họ không muốn dành quá nhiều thời gian cho những mối quan hệ vô nghĩa và cảm xúc tiêu cực. Nếu mối quan hệ không đủ thân thiết hoặc trở nên độc hại, họ sẵn sàng kết thúc. Nếu nơi sống không mang lại niềm vui, họ chuyển tới nơi khác.
Trưởng thành trong thời đại Internet cũng không phải điều dễ dàng đối với thế hệ trẻ. Những hình ảnh lung linh, câu chuyện thành công của các tài khoản mạng dễ dàng kích hoạt cảm giác ghen tỵ, khiến người xem cảm thấy thua kém. Do đó, để hạn chế tương tác không cần thiết hoặc tránh xa nguồn gây xao nhãng, một số nói “không” với điện thoại thông minh hoặc mạng xã hội.
“Vốn dĩ, bản chất của lối sống tối giản là tập trung vào những thứ thiết yếu và loại bỏ những cái không cần thiết, từ đó giúp gỡ bỏ áp lực tinh thần”, Vi Trần chia sẻ.
Ăn uống đơn giản, tụ họp đúng gu
Bữa ăn của những người theo đuổi lối sống tối giản cũng trở nên giản đơn hơn. Hầu hết món được chế biến với ít nguyên liệu, gia vị và hạn chế công đoạn thực hiện, nhằm bảo toàn tối đa dưỡng chất của thực phẩm tươi sống.
Bữa ăn tối giản thường được chế biến tại nhà, sử dụng thực phẩm tươi sống và ít công đoạn nấu nướng. Ảnh: Sarah Chai/Pexels. |
Những bữa cơm cũng diễn ra nhiều hơn tại nhà, giảm ăn uống ngoài hàng quán và hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đóng hộp, chế biến công nghiệp.
Tuy nhiên, phong cách sống tối giản không đi đôi với sự đơn điệu và nhàm chán. Cũng không có quy tắc nào giới hạn việc được hết mình trong cuộc vui với bạn bè thân thiết nhân những dịp đặc biệt.
Thay vì cần đến các tụ điểm vui chơi như bar, pub hay tổ chức tiệc lớn ngoài hàng quán để gần nhau hơn, không ít người trẻ lựa chọn tụ tập tại nhà và cùng nhau nấu nướng. Căn bếp trở nên rộn ràng hơn khi không gian đầy ắp tiếng nói cười và câu chuyện phiếm của những người bạn thân thiết. Tủ lạnh, bàn ăn thường có đồ uống có cồn mát lạnh để tiếp thêm cảm xúc cho cuộc tụ họp.
Nếu tiếp cận lối sống tối giản chỉ để trở thành một phần của xu hướng hay trào lưu, nhiều người có thể nhanh chóng cảm thấy sự ngột ngạt khi phải gò ép mình vào khuôn khổ, như phải ăn đồ thô, hay từ chối món đồ uống yêu thích. Về lâu dài, việc duy trì vỏ ngoài “tối giản” sẽ khiến cá nhân trở nên mệt mỏi.
Vốn dĩ, sự tối giản là phong cách sống lâu dài, giúp một người tìm thấy bản sắc riêng sau khi loại bỏ những thứ không cần thiết trong cuộc sống. Với một số người sống tối giản, điều đó có thể được thể hiện qua lựa chọn thưởng thức đồ uống có cồn phù hợp cá tính. Thức uống chuẩn “gu” sẽ giúp cuộc tụ họp, dịp kỷ niệm của họ với những người thân yêu càng thêm trọn vẹn và giàu cảm xúc.
Vi Trần trân trọng những khoảnh khắc sum vầy, sẻ chia với bạn bè theo cách riêng của cô. Ảnh: Phương Lâm. |
Nhà sáng tạo nội dung Vi Trần cho biết thừa nhận trên bàn tiệc của cô hiếm khi thiếu vắng đồ uống có cồn đúng “gu”. Là một Gen Z thực hành lối sống tối giản từ năm 2019, cô chú trọng vào hương vị nhiều hơn hình thức đồ uống - nhẹ nhàng, thơm mùi hoa quả và không lo vị men đắng.
Vào những dịp ăn mừng, kỷ niệm của gia đình, ngoài những món ăn thường nhật, cô sẽ chuẩn bị thêm vài món nhắm dễ chế biến. Sau đó, cả nhà sẽ bật nắp và cùng uống với nhau, đồng thời dành cho đối phương những lời tốt đẹp.
Những cuộc vui bên bạn bè cũng không ngoại lệ. Blogger và nhóm bạn thường tổ chức liên hoan tại nhà riêng. Họ cùng nhau làm những món “cây nhà lá vườn” đơn giản, và thưởng thức chúng với thức uống có cồn. Chút xúc tác từ thức uống này sẽ khiến cuộc trò chuyện của cả nhóm được nâng tầm, thêm hứng khởi.
“Khi nhìn lại những lần tụ họp này, chúng tôi sẽ nhớ về khoảnh khắc cùng nhau nâng ly và chia sẻ những buồn vui đã qua. Cuộc gặp gỡ bạn bè cũng trọn vẹn ý nghĩa hơn khi tôi được thoải mái thể hiện chính mình”, cô chia sẻ.
Zing News phối hợp 1664 Blanc thực hiện tuyến nội dung “Cảm hứng nguyên bản”, nhằm lan tỏa sự tự tin tạo nên bản sắc riêng cho mỗi cá nhân và cảm hứng thưởng thức cuộc sống. Là dòng bia Pháp cao cấp đầu tiên tại Việt Nam, 1664 Blanc mong muốn trở thành chất xúc tác nâng tầm mọi khoảnh khắc đáng nhớ. 1664 Blanc sẽ đồng hành cùng cảm hứng sống có “gu độc nhất” từ chất riêng nguyên bản bên trong mỗi người, đặc biệt là người trẻ Việt. Độc giả theo dõi thêm thông tin về 1664 Blanc tại đây.