Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Người trẻ làm gì để xoá bỏ nỗi sợ hoá đơn cuối tháng?

“Cô đơn đáng sợ thật, nhưng không bằng kiểm tra hóa đơn cuối tháng mà không hiểu tiền của mình đã đi đâu”, Lan Hương - một người trẻ sống tại TP.HCM hài hước - cho biết.

“Cô đơn đáng sợ thật, nhưng không bằng kiểm tra hóa đơn cuối tháng mà không hiểu tiền của mình đã đi đâu”, Lan Hương - một người trẻ sống tại TP.HCM hài hước - cho biết.

Giống như Hương, rất nhiều người Việt trẻ kiên cường trước những áp lực, khó khăn của cuộc sống, nhưng luôn sợ hãi, né tránh việc quản lý tài chính cá nhân. Họ không thể kiểm soát bản thân trước những cám dỗ tiêu dùng hấp dẫn. Từ đây, xã hội hình thành một nhóm người trẻ “kiếm rất nhiều nhưng tiết kiệm chẳng bao nhiêu” - luôn hết tiền vào giữa tháng và không biết đã chi tiêu cho những gì.

Lan Hương cho biết cô nhận lương vào ngày cuối cùng của tháng, nhưng chỉ đến giữa tháng kế tiếp là nhẵn túi. Ngoài các khoản tiền nhà và phí dịch vụ điện, nước, Internet… cần được đóng vào đầu tháng, cô chi tiêu cho ăn uống, xăng xe, điện thoại, mua sắm cá nhân, đầu tư vào các mối quan hệ xã hội. Nhưng dù đã cố gắng tính toán, Hương luôn tiêu quá ngân sách đề ra và phải “nhờ cậy” thẻ tín dụng đến kỳ lương tiếp theo.

“Sau khi nhận lương, ngoài tiền nhà và phí sinh hoạt, tôi phải thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, dẫn đến thâm hụt ngay một khoản tiền lớn. Kết quả là tôi tiếp tục phải quẹt thẻ cho tháng tiếp theo, rồi lại nợ, trả nợ… cứ thế thành một vòng tròn không có hồi kết”, Lan Hương ngậm ngùi nhớ lại.

Làm việc tại một agency quảng cáo nổi tiếng ở TP.HCM, Lan Hương được đánh giá chăm chỉ và luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Cô thường thức đến 2h-3h sáng để hoàn thành một bản kế hoạch truyền thông, và 9h sáng đã sẵn sàng “pitching” với khách hàng. Thế nhưng, dù tài năng, Hương chưa bao giờ kiểm soát được tài chính cá nhân. Cô thú nhận suốt 4 năm đi làm không tiết kiệm được khoản nào.

Không như thế hệ ông bà, bố mẹ vốn rất giỏi “năng nhặt chặt bị” và có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu, người trẻ hiện đại quá bận rộn để ghi nhớ mình đã dùng tiền cho việc gì. Hơn nữa, việc xuất hiện nhiều hình thức thanh toán ngoài tiền mặt như chuyển khoản, ví điện tử… càng khiến họ thoải mái hơn cho việc quẹt thẻ hay chạm để chuyển tiền, dẫn đến hao hụt ngân sách.

Thực trạng này dẫn đến một nỗi sợ mang tên “cuối tháng”, khi mọi loại hóa đơn được gửi đến: Dư nợ thẻ tín dụng, tiền nhà, điện, nước, Internet, giặt ủi… Ngoài việc một khoản tiền lương đáng kể phải “dứt áo ra đi” khi chưa kịp ấm chỗ trong tài khoản, người trẻ còn bị ám ảnh bởi nỗi sợ có thể nhớ sai một khoản chi nào đó, dẫn đến mất tiền oan.

“Những người hay quẹt thẻ tín dụng như tôi còn gánh thêm nỗi sợ quên thanh toán dư nợ cuối kỳ, nếu để sang tháng sau sẽ phải trả thêm khoản lãi suất kha khá”, Lan Hương ngậm ngùi.

Chính những nỗi sợ “đánh thẳng vào kinh tế” trên đã khiến Hương và nhiều người trẻ tìm phương pháp công nghệ mới, có thể giúp họ quản lý tài chính hiệu quả hơn.

Sau thời gian nghiên cứu cẩn thận, Hương quyết định mở tài khoản Timo Plus theo sự giới thiệu của bạn bè. Với giao diện đơn giản, dễ thao tác, ngân hàng số thân thiện với người dùng này nhanh chóng giúp cô quản lý chi tiêu hiệu quả.

Timo anh 1

“Kể từ khi chuyển sang dùng ngân hàng số, tôi không cần phải ghi nhớ gì nữa”, Hương khẳng định. Cô chia sẻ mọi giao dịch đều được lưu lại chi tiết trong ứng dụng, có thể mở ra đối soát bất kỳ lúc nào. Việc chuyển - nhận tiền giữa cô và người khác, cũng như thanh toán khi ăn uống, cà phê, mua sắm trở nên tiện lợi, nhanh chóng hơn. Nhờ vậy, cô gần như không cần tích trữ tiền mặt trong ví.

Đánh giá cao tính năng xem lại lịch sử giao dịch của Timo Plus, Hương cho biết: “Ngân hàng tôi sử dụng trước đây chỉ hiển thị lịch sử giao dịch theo dạng danh sách đơn thuần, sắp xếp theo thứ tự gần nhất. Nếu muốn tìm lại một khoản chi nào đó, tôi phải mở từng giao dịch mới xem được thời gian thực hiện hay thông tin người thụ hưởng, mất khá nhiều thời gian. Còn trên Timo Plus, những thông tin này được hiển thị ngay tại danh sách bên ngoài, nhờ đó việc tra cứu nhanh hơn rất nhiều”, Lan Hương phân tích.

Một tính năng khác cũng được cô nàng thế hệ Z đặc biệt ưa thích là thanh toán hóa đơn.

“Là một đứa ‘não cá vàng’, tôi từng nhiều lần ngượng đến chín mặt khi bị chủ nhà gọi điện nhắc nhở trả tiền nhà, hay bị bên điện lực khóa cầu dao vì không thanh toán đúng hạn. Kể từ khi sử dụng Timo Plus, vấn đề này được giải quyết triệt để”, Hương khẳng định.

Không chỉ giúp người trẻ chi trả các loại hóa đơn bằng vài cú chạm, Timo Plus còn nhắc nhở họ khi đến kỳ thanh toán, tránh việc bị cắt dịch vụ do chậm trễ. Các thông báo này có thể được gửi đến người dùng qua email, hay trên ứng dụng… tùy theo lựa chọn của người dùng.

Timo anh 2

Lan Hương cũng đánh giá cao khả năng thấu hiểu người dùng của ngân hàng số này, khi tích hợp tính năng nhắc nợ vô cùng tế nhị. Cô cho biết mỗi lần đi ăn uống, karaoke với nhóm bạn là cả hội lại đau đầu vì khoản chia tiền. Tình trạng này đã không còn kể từ khi cô dùng Timo Plus.

“Nhiều người không có tiền mặt hoặc không đủ tiền, vậy là chúng tôi vay của nhau, trả hộ nhau tán loạn. Đôi khi, chúng tôi còn quên mang hóa đơn về để chia tiền, hoặc hóa đơn thất lạc, không biết ai đang cầm. Mỗi lần như vậy, dù không ai nói ra, tất cả đều cảm thấy không thoải mái vì tiền nong không rõ ràng. Chưa kể, nhiều lúc tôi trả tiền thay bạn, nhưng bạn quên không trả lại, nhắn tin đòi cũng kỳ, nên tôi đành tặc lưỡi cho qua, với hy vọng một ngày đẹp trời bạn nhớ ra mà trả cho mình”, Hương nói.

Nhờ tính năng nhắc nợ trên Timo Plus, giờ đây, Hương có thể chia tiền cho bạn bè với thông tin rõ ràng, đồng thời gửi thông báo nhắc nợ cho từng người một cách nhẹ nhàng, tinh tế. Đây cũng là tính năng được rất nhiều khách hàng trẻ ưa thích, bởi các khoản ăn uống, gặp gỡ luôn là thứ khiến họ phải chi nhiều tiền nhất. Nếu các khoản này được liệt kê cụ thể, rõ ràng, người trẻ có thể điều chỉnh hợp lý khi đầu tư vào các mối quan hệ, đồng thời hạn chế dùng tiền mặt, gây thất thoát và khó ghi nhớ.

Không chỉ sử dụng Timo Plus để giao dịch hàng ngày, Lan Hương còn tin dùng tính năng sổ tiết kiệm online của ngân hàng số này. Cô cho biết từ khi học đại học đã được bố mẹ mở một sổ tiết kiệm truyền thống với thời hạn 5 năm.

“Tôi cảm thấy khá bất tiện khi luôn phải chú ý mang theo cuốn sổ mỗi khi chuyển nhà trọ, bảo quản ở nơi kín đáo nhưng lại sợ chính mình quên mất đó là nơi nào. Chưa kể vì thời hạn khá lâu nên tôi hoàn toàn không trông cậy được gì khi cần tiền gấp”, cô gái sinh năm 1996 nhớ lại.

Tính năng sổ tiết kiệm online của ngân hàng số tiện lợi hơn rất nhiều, khi Hương có thể mở và đóng sổ bất kỳ lúc nào, không cần thủ tục rườm rà, theo dõi hạn mức và số tiền lãi dễ dàng với mức lãi suất cạnh tranh thuộc top cao trên thị trường.

Theo Lan Hương, ưu điểm lớn nhất của loại sổ này là cho phép cô chia tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn thành nhiều sổ tiết kiệm nhỏ (tối thiểu 1 triệu đồng/sổ). Nhờ vậy, khi cần gấp một số tiền, Hương chỉ cần tất toán một sổ tiết kiệm, không ảnh hưởng lãi suất các khoản tiền gửi còn lại.

Cách tiết kiệm thông minh này giúp người dùng trẻ yên tâm và chủ động hơn khi gửi tiết kiệm, hạn chế thất thoát lãi suất khi có việc đột xuất.

Sổ tiết kiệm của Timo Plus cũng cho phép người dùng lựa chọn hình thức tái tục khi đến hạn tất toán. Vì vậy, nếu khách hàng chưa muốn rút tiền khi sổ đến kỳ hạn, toàn bộ tiền gốc ban đầu và tiền lãi sẽ tự động gia hạn một chu kỳ.

Người dùng cũng có thể lựa chọn tiết kiệm có kỳ hạn cố định để phù hợp với kế hoạch tiết kiệm cá nhân, với kỳ hạn linh hoạt từ 1 đến 18 tháng, được hưởng lãi suất cạnh tranh.

Nhờ sự thấu hiểu người dùng, những những ngân hàng số như Timo Plus ngày càng được người trẻ thuộc thế hệ Y và Z tin tưởng sử dụng. Không cần tích hợp nhiều tính năng quá phức tạp, chính những hỗ trợ đơn giản mà thiết thực là điều người trẻ hiện đại cần.

“Ngày xưa, bố mẹ luôn dặn tôi học cách quản lý tiền bạc, tính toán cẩn thận, vì đó là việc sớm muộn cũng phải làm, không thể trốn tránh. Tôi cảm thấy thật may mắn vì thực sự có thể… trốn tránh được vấn đề đó, nhờ sự phát triển của ngân hàng số”, Lan Hương thở phào cho biết.

Là một người phải ghi nhớ và xử lý hàng trăm thông tin mỗi ngày, cô luôn mong muốn có một trợ lý giúp mình quản lý tài chính hàng ngày, hàng giờ. Và Timo Plus đã đạt đủ tiêu chí của “trợ lý trong mơ” mà Hương thầm ao ước.

Giang Quốc Hoàng

Đồ họa: Hoài Trần

Bình luận

Bạn có thể quan tâm