Trở về nhà sau 9 tiếng ngồi văn phòng, Phương Khanh (28 tuổi, TP.HCM) như bước vào thế giới khác. Trải qua khoảng thời gian khá dài làm việc tại nhà trong giai đoạn đại dịch Covid-19, Phương Khanh từng có lúc chịu áp lực tinh thần lớn vì “deadline” liên tiếp và ít cơ hội giao tiếp với mọi người.
Cô nhân viên văn phòng thế hệ Millennials chia sẻ: “Lúc làm việc tại nhà, tôi dường như quên mất khái niệm thời gian, công việc và cuộc sống cứ trộn lẫn vào nhau. Thời gian đó khiến tôi nhận ra bản thân cần nghỉ ngơi, đặc biệt là sức khoẻ tinh thần nên được quan tâm nhiều hơn. Tinh thần khỏe giúp tôi nạp thêm năng lượng, phải yêu đời, hạnh phúc hơn thì làm việc mới hiệu quả được”.
Covid-19 như một nút “pause” đủ dài đúng lúc để người trẻ sống chậm lại và lắng nghe chính mình. Cũng giống Phương Khanh, nhiều người trẻ đã có sự thay đổi về nhận thức khi đặt các yếu tố trong cuộc sống lên bàn cân ưu tiên.
Dân văn phòng thế hệ mới xem trọng điều gì?
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra mắt hồi tháng 6 năm nay cảnh báo gần 1 tỷ người trên toàn cầu đang gặp các vấn đề về rối loạn tâm thần trước khi Covid-19 xảy ra, và đại dịch như một đòn bẩy khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Trong đó, WHO nhấn mạnh sức khỏe tinh thần là yếu tố quan trọng có thể gây suy nhược, ảnh hưởng hiệu suất và cuộc sống của người lao động không kém sức khỏe thể chất.
Một nghiên cứu khác của Harvard Business Review chỉ ra trong năm 2021, tỷ lệ người lao động bỏ việc do các vấn đề về sức khỏe tinh thần gia tăng đáng kể, đặc biệt ở nhóm thế hệ Y (Millennials) và GenZ. Do đó, tinh thần khỏe là một trong những yếu tố chủ chốt giúp người lao động thuộc thế hệ này cân bằng đời sống cá nhân và môi trường công sở.
Xu hướng quan tâm đến sức khỏe tinh thần của người lao động văn phòng cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây. Nhiều nhân sự trẻ đã đặt lại thứ tự ưu tiên, chú trọng sức khỏe thay vì tiếp tục “bán mình” cho những nhu cầu cơ bản như đãi ngộ, được ghi nhận, vinh danh giống như thời gian trước. Văn hóa nghiện việc (workism) không còn là ưu tiên số một của nhiều người, thay vào đó là những khoảng thời gian để bản thân nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày tháng miệt mài với sự nghiệp mà bỏ quên chính mình.
Sức khỏe tinh thần cũng là yếu tố được nhiều nhân sự trẻ đưa vào cân nhắc khi lựa chọn nơi làm việc bên cạnh các giá trị vật chất như tiền lương, phúc lợi. Theo bạn Hải Đăng (25 tuổi, nhân viên Prudential Việt Nam) chia sẻ: “Xu hướng ‘zombie công sở’ không còn phù hợp với môi trường và văn hóa làm việc hiện đại. Nhân sự trẻ đang quan tâm và lắng nghe chính mình nhiều hơn để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, coi trọng nâng niu sức khỏe tinh thần”.
"Đánh thức niềm vui" cho dân công sở
Nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần trong những năm qua đã được nâng cao hơn. Đặc biệt, sự chung tay từ các cơ quan, tổ chức xã hội lẫn khối doanh nghiệp là điều kiện cần thiết để khơi dậy nhận thức về sức khỏe tinh thần cho người lao động.
Hòa cùng xu thế, nhiều doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam cũng để tâm hơn đến sức khoẻ tinh thần của nhân viên, thông qua những hình thức như tổ chức thăm khám tâm lý, hội thảo chữa lành, tăng ngày nghỉ phép cho nhân viên trong năm... Tiên phong đồng hành cùng người lao động trong hành trình chăm sóc tinh thần, Prudential được đánh giá cao bởi nhiều sáng kiến và hoạt động thiết thực nhằm “đánh thức niềm vui” cho dân công sở.
Đơn cử, trong thời điểm Covid-19, thay vì cắt giảm nhân sự, Prudential đã tuyển dụng nhân viên mới với số lượng tuyển dụng thành công tăng 10% so với năm 2020. Công ty cũng bảo toàn lương thưởng của nhân viên, đồng thời gia tăng nhiều phúc lợi khác về vật chất và tinh thần để cùng người lao động “vượt dịch”.
Doanh nghiệp này cũng xây dựng chương trình “Health and Wellbeing - Sống khỏe đủ đầy”, gồm 68 hội thảo bao trùm 4 trụ cột là thể chất, tinh thần, tài chính, các mối quan hệ để người tham dự hiểu đúng và đủ về sức khỏe toàn diện; hay Cộng đồng sơ cấp cứu sức khỏe tinh thần - Mental Health First Aider (MHFA) gồm những tư vấn viên luôn sẵn sàng lắng nghe khi nhân viên cần hỗ trợ về sức khỏe tinh thần.
Đặc biệt, nhân viên Prudential được hưởng ngày nghỉ có lương “Wellness day” vào thứ sáu của tuần thứ 2 mỗi tháng. Đây là chế độ nghỉ độc quyền của Prudential để người lao động có thêm thời gian cho chính mình.
Ngoài ra, mở rộng đối tượng được khám sức khỏe định kỳ cũng là phúc lợi nổi bật tại Prudential Việt Nam. Cụ thể, thay vì chỉ cho nhân viên đi khám sức khỏe hàng năm, Prudential chính thức khởi động chương trình khám sức khỏe thêm cho 01 người thân trong nhóm tứ thân phụ mẫu, vợ hoặc chồng, con cái, hoặc bạn đời cùng giới bắt đầu từ năm 2022.
Đặc biệt, trong nhóm được hưởng quyền lợi này còn có bạn đời cùng giới, khẳng định chính sách thúc đẩy sự đa dạng và hòa hợp được triển khai toàn diện ở tất cả các khía cạnh. Trước đó, Prudential cũng đã phối hợp với BritCham Việt Nam tổ chức sự kiện “Pride at work” nhằm thúc đẩy sự đa dạng và hòa hợp văn hóa tại nơi làm việc, hướng đến mục tiêu trao quyền cho nhân viên thông qua tôn trọng và đánh giá cao sự khác biệt của mỗi cá nhân trong tập thể.
Ghi dấu cho nỗ lực trên, tháng 11 vừa qua, Prudential Việt Nam đã được vinh danh ở hạng mục “Chiến lược sức khỏe toàn diện” tại sự kiện Vietnam HR Awards.
Đây là giải thưởng nhân sự lớn thứ 3 trong năm mà Prudential giành được sau khi liên tiếp được công nhận là nơi làm việc tốt nhất bởi HR Asia Awards và Cơ quan toàn cầu về văn hóa nơi làm việc Great Place To Work.
Năm 2022 cũng là năm thứ 5 liên tiếp Prudential nhận danh hiệu "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" do Tạp chí HR Asia trao tặng, minh chứng cho những nỗ lực của công ty trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tinh thần toàn diện cho người lao động - tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp.