Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

LONGFORM

Người trong ngành xe tồn tại thế nào trong mùa Covid-19

Nhân lực của ngành ôtô phải điều chỉnh để thích nghi với tình hình dịch bệnh. Có người gặp phải tình huống khó xử.

Nhiều nhân lực của ngành ôtô phải điều chỉnh công việc và cuộc sống để thích nghi với khó khăn đến từ dịch bệnh.

Trong hơn 2 tháng vừa qua, nền kinh tế đã và đang đối mặt với hàng loạt khó khăn từ dịch bệnh. Những nhân sự làm việc trong lĩnh vực ôtô cũng không ngoại lệ, họ ít nhiều phải thay đổi cách làm việc và lối sống để thích nghi với các biến động do đại dịch gây ra.

Dưới đây là chia sẻ với Zing từ các cá nhân đang làm việc liên quan đến ôtô tại Hà Nội và TP.HCM về sự thay đổi trong công việc, cuộc sống trong thời gian vừa qua.

Có lẽ bộ phận kinh doanh nói chung và tôi nói riêng là những người cảm nhận đầu tiên và rõ rệt nhất ảnh hưởng từ dịch bệnh. Kinh tế suy giảm, cộng thêm các biện pháp giãn cách nên lượng khách hàng quan tâm mua xe vào mùa này bị giảm mạnh.

Nhân viên được công ty chia ca trực, ai có việc hoặc có khách hẹn đến xem xe mới lên showroom, không thì làm ở nhà. Ngoài ra do dịch, nên quy trình lái thử xe tại nhà khách cũng được hạn chế để tránh lây lan dịch bệnh.

Tôi đã phải chuyển sang tìm kiếm và trao đổi với khách hàng thông qua các mạng xã hội. So với cách mua xe truyền thống, đến showroom xem xe và chốt hợp đồng, mua ôtô online đang dần trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn này.

Tuy nhiên thay đổi này cũng khiến cho lượng khách hàng của tôi bị giảm, đặc biệt là nhóm khách hàng không rành công nghệ, ít dùng mạng xã hội. Thêm nữa là TP.HCM hiện đã ngừng nhận đăng ký xe mới nên gần như tôi không còn nhiều việc để làm.

Giãn cách xã hội cũng khiến cuộc sống của tôi đảo lộn về nhiều mặt. Là một người theo môn võ nhu thuật Brazilian BJJ, việc võ đường buộc dừng hoạt động 2 tháng nay khiến tôi và các huynh đệ đồng môn không thể tập luyện chung, đành phải chuyển về tập tại nhà khá bí bách. Các giải đấu võ thuật cũng bị hoãn vô thời hạn.

Hiện giờ ngoài việc chờ đợi tình hình kinh doanh khả quan trở lại thì tôi còn mong dịch mau kết thúc để có buổi hẹn đầu tiên với bạn gái, việc này rất quan trọng. Tôi và người yêu quen nhau từ mạng xã hội trong giai đoạn giãn cách, đến nay vẫn chưa có dịp gặp mặt trực tiếp nào.

Trong vài tuần qua, tôi hầu như không ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe vì nơi tôi sống nằm trong khu vực có mật độ ca nhiễm Covid-19 cao. Điều này ban đầu làm tôi khá lo lắng và không dễ thích nghi.

Như nhiều nhân viên văn phòng khác, vì làm việc tại nhà nên tôi không có cơ hội giao tiếp trực diện với đồng nghiệp. Dù vậy, tôi may mắn vì công việc và thu nhập không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Công ty cũng rất quan tâm đến sức khỏe nhân viên, thường xuyên thăm hỏi và hỗ trợ để nhân viên ở vùng dịch có thể làm việc tại nhà mà vẫn đạt hiệu quả. Nhịp độ công việc vẫn được đảm bảo và duy trì. Làm việc trong ngành truyền thông marketing ôtô được vài năm nên tác nghiệp trực tuyến, làm việc từ xa không quá lạ lẫm với tôi.

So với đợt dịch đầu tiên, tôi đã chủ động hơn, luôn chuẩn bị kỹ kế hoạch B cho mọi chương trình và kế hoạch truyền thông để không rơi vào thế bị động nếu Covid-19 bùng phát bất ngờ. Dù vậy, tôi cảm thấy nhớ các hoạt động sự kiện, nơi tôi có thể trực tiếp gặp gỡ và giao tiếp với đối tác, đồng nghiệp.

Ngoài công việc, mọi sinh hoạt cá nhân cũng thay đổi hoàn toàn, nhưng là theo hướng tích cực. Tôi có thêm vài tiếng mỗi ngày, tiết kiệm từ thời gian di chuyển, để làm thêm nhiều việc khác, hay chỉ đơn giản là nghỉ ngơi và đọc thêm sách.

Giờ thì tôi đã thích nghi với nhịp sống mới và có lối sống thậm chí còn lành mạnh hơn trước. Với tôi, giữ tinh thần tích cực và luôn thực hiện 5K để bảo vệ sức khỏe là “kế hoạch dài hạn” cho hiện tại và tương lai sắp tới để vượt qua đại dịch.

Kể từ khi dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại ở TP.HCM, rất may mắn là công việc chính của tôi không gặp khó khăn lớn hay ảnh hưởng nghiêm trọng. Bộ phận của tôi chỉ có thể làm việc trực tiếp tại trung tâm dịch vụ, không thể bố trí làm việc từ xa như những công việc khác.

Do đặc thù chăm sóc, bảo dưỡng đối với siêu xe tại Việt Nam chưa nhiều nên khối lượng công việc của tôi trước và trong dịch không có sự thay đổi nào đáng kể. Dù vậy, công ty không thể tổ chức các hoạt động tập huấn, training ở nước ngoài nên tôi không còn được đi công tác như trước.

Ngoài phụ trách bộ phận kỹ thuật tại hãng thì tôi còn một công việc phụ là giảng viên thỉnh giảng ngành Công nghệ Kỹ thuật ôtô tại một trường cao đẳng. Tuy nhiên, vì dịch bệnh nên tạm thời công việc giảng dạy của tôi phải tạm dừng.

Còn lại thì nhịp sống thường nhật của tôi bị ảnh hưởng khá nhiều. Khác biệt chính là việc ăn uống khi đi làm phải thay đổi, không còn tự do như trước mà phải chuẩn bị sẵn cơm trưa mang theo, vừa hạn chế tiếp xúc vừa đảm bảo sức khỏe. Dù sao, để thích nghi với tình hình này thì tôi hiểu là phải chấp nhận thay đổi, sống đơn giản hơn và gác lại những hoạt động, công việc không thiết yếu.

Năm đầu khi có dịch thì lúc đó tôi vẫn đang làm giám đốc bán hàng cho Volvo miền Bắc. Thời điểm đó chúng tôi hoàn toàn chuyển sang bán hàng online, quay những video giới thiệu xe để khách hàng ở nhà có thể tiện xem xe mà không cần đến xem xe trực tiếp. Tôi nhớ tháng đó chúng tôi bán được khoảng 40 xe nhưng đều là giao xe tại nhà khách hàng, khách không cần phải đến showroom nhận xe.

Nhưng năm nay, "mùa Covid" lần 2 tôi thấy tình hình khác rất nhiều, khách hàng di chuyển ít hẳn lại, xe mới gần như không có giao dịch mua bán. Có thể năm nay do kinh tế bị ảnh hưởng nhiều và cũng có thể là rút kinh nghiệm từ mùa dịch trước nên khách hàng dè chừng hơn, không muốn đầu tư tiền cho việc mua xe để hết dịch tính tiếp.

Và ở thời điểm này, tôi đã có một quyết định lớn, mà lúc đưa ra quyết định này chính tôi cũng cảm thấy mình mạo hiểm. Tôi đã mở showroom H-Auto chuyên kinh doanh xe sang đã qua sử dụng tại Hà Nội. Thời gian hoạt động được hơn 3 tháng đúng vào mùa dịch, do vậy chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng, tình hình kinh doanh cũng chậm hơn, xe bán được ít hơn.

Thời điểm này chúng tôi phải tập trung hơn vào tư vấn mua xe online, làm các video về những xe đang có sẵn tại showroom để khách hàng không cần phải đến tận nơi xem xe mới quyết định mua xe. Đây cũng là thời gian tốt để nhân viên tư vấn bán hàng học thêm về kiến thức sản phẩm và tự quay video giới thiệu xe.

Và để thích nghi với tình hình dịch, chúng tôi đã đưa ra dịch vụ mua bán xe kiểu mới. Người có nhu cầu bán thì muốn bán giá cao còn người đi mua xe thì muốn mua giá thấp nên nhiều khi rất khó để gặp nhau. Do vậy tôi mới nghĩ cần có một chuyên gia ở giữa thẩm định về chất lượng cũng như giá cả để người bán và người mua gặp được nhau mua bán thoải mái.

Chúng tôi sẽ là trung gian thẩm định về chất lượng xe cũng như giá cả. Tư vấn cho cả người mua và người bán tìm được điểm chung nhất về giá để việc mua bán trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Người bán ký gửi xe tại showroom của tôi có hợp đồng ký gửi, chúng tôi sẽ tìm kiếm khách hàng có nhu cầu với chiếc xe này.

Chia sẻ với Zing, nhân viên bán hàng giấu tên một đại lý tư nhân ở quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết từ cuối năm 2020 đến nay, chi phí nhập khẩu các mẫu xe mới về Việt Nam tăng cao, trong khi lượng xe sẵn có giảm và thời gian chờ đợi nhận xe lâu hơn.

Lấy ví dụ tại thị trường Mỹ, nhiều đại lý ôtô phải đóng cửa do ảnh hưởng từ dịch bệnh, vì vậy việc tới trực tiếp showroom để chọn mua xe không dễ dàng như trước. Trong khi đó, một số mẫu xe “hot” như Mercedes-Maybach GLS 600 chỉ được phân phối với số lượng giới hạn về từng đại lý.

Điều này dẫn đến tình trạng giá xe tăng, trong khi người mua không có nhiều lựa chọn phiên bản, danh sách trang bị. Thậm chí, theo nhân viên này, có trường hợp xe nhập về Việt Nam bị thiếu trang bị so với công bố từ đại lý. Đơn cử, có khách hàng từng từ chối nhận một chiếc Maybach GLS 600 do khi nhập về Việt Nam, xe bị thiếu option “nhún nhảy” (Free Driving Assist – PV).

Trong khi đó, việc lên cấu hình và đặt mua xe trực tuyến cũng gặp phải những cản trở nhất định. Tiêu biểu nhất là thời gian nhận xe có thể bị trì hoãn thêm nhiều tháng.

“Vì giá tại nước ngoài và các chi phí vận chuyển tăng, mỗi chiếc xe sang mới khi nhập về Việt Nam có thể bị đội giá lên đến 100-200 triệu đồng. Từng có thời điểm chúng tôi phải tạm dừng kinh doanh một số dòng ôtô bán tốt như Lexus LX570, bởi nếu giữ mức giá cũ để chiều lòng khách hàng quen và cạnh tranh với gara khác, xe bán gần như không có lãi”, vị nhân viên này chia sẻ.

Đại lý ôtô đóng cửa, khách hàng gặp khó khi mua xe trong mùa dịch

Không thể ra showroom xem xe hay CSGT tạm ngừng cấp biển số là những khó khăn mà khách hàng mua ôtô tại TP.HCM và một vài tỉnh khác đang gặp phải.

Không chỉ tiền xe, người mua ôtô có thể tốn thêm những chi phí này

Bên cạnh những khoản thu cố định như phí trước bạ hay phí biển số, người mua ôtô cần phải chi thêm một vài khoản chi phí phát sinh không có trong hóa đơn.

Ford kien hang do xe hinh anh

Ford kiện hãng độ xe

0

Hãng độ Vintage Modern bị Ford kiện vì chỉnh sửa và bán những chiếc Ford Bronco hiện đại dưới vẻ ngoài cổ điển.

Hoàng Tuấn - Chí Vũ

Đồ họa: Hà My

Bạn có thể quan tâm