Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

44 triệu lượt xem cặp vợ chồng tranh cãi họ tên con

Mối quan hệ của một cặp vợ chồng Trung Quốc đang trên đà rạn nứt khi tên con đầu lòng mang họ mẹ, South China Morning Post đưa tin hôm 13/4.

Một cặp vợ chồng ở Trung Quốc liên tục tranh cãi về việc con trai đầu lòng nên mang họ gì. Ảnh minh họa: SCMP/Shutterstock.

Cụ thể, cặp vợ chồng ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã tranh cãi về tên con trai đầu lòng kể từ khi cậu bé chào đời vào tháng 8/2023. Những cuộc cãi vã không hồi kết dường như đang đẩy họ đến bờ vực ly hôn, theo Toutiao News.

Người vợ tên Xiangjia (27 tuổi) cho biết cô không thực sự muốn con trai mang họ mình, nhưng mẹ cô đã yêu cầu điều đó vì nhất quyết muốn có người nối dõi tông đường.

Trước khi Xiangjia kết hôn hơn 3 năm trước, hai bên gia đình đã đồng ý sử dụng họ của cô cho đứa con đầu lòng bất kể giới tính. Ngay khi em bé chào đời, cô làm đúng như những gì đã thống nhất trên giấy khai sinh của con. Kể từ đó, mối quan hệ giữa Xiangjia và người chồng 34 tuổi trở nên căng thẳng.

"Khi nào cô sẽ đổi họ cho con trai chúng ta? Trẻ em trên toàn thế giới đều sử dụng họ cha, tại sao cô không tuân theo quy định?", người chồng lặp đi lặp lại câu hỏi trong mỗi cuộc cãi vã.

Xiangjia chỉ ra việc sử dụng họ cha là không bắt buộc nên cả hai đều có quyền như nhau. Dù vậy, người chồng khăng khăng nói rằng điều đó khiến anh đau lòng mỗi lần bác sĩ gọi tên con trai. "Trái tim tôi như bị xé nát", người chồng bất lực bày tỏ.

Khi áp lực ngày càng gia tăng, Xiangjia đề nghị ly hôn và giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, người chồng yêu cầu cô để yên cho con trai, nhà và xe bởi tất cả đều thuộc về anh.

Sau đó, Xiangjia trải qua ca phẫu thuật ở bệnh viện và khi về nhà, cô phát hiện mẹ chồng đã đổi tên con trai mình. Từ đó trở đi, chồng cô gọi con trai bằng cái tên mới. Không rõ cuộc hôn nhân có tan vỡ không, song South China Morning Post cho biết người vợ rất thất vọng.

"Cả tôi và chồng đều không muốn đề cập chuyện đó nữa. Tôi mệt rồi", Xiangjia trải lòng.

Ho me,  Hon nhan,  ho ten con anh 1

Càng nhiều phụ nữ ở Trung Quốc độc lập và có địa vị cao trong xã hội thì việc trẻ em mang họ mẹ sẽ ngày càng tăng. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Câu chuyện đã thu hút 44 triệu lượt xem, gần 9.000 bình luận trên Weibo và nhiều người trong số đó ủng hộ việc lấy họ mẹ.

"Chồng cô ấy nghĩ mình đang sống ở thời đại nào? Chẳng lẽ người mẹ không thể lấy họ mình đặt cho đứa con đã 'mang nặng đẻ đau' hay sao?", "Có vấn đề gì khi người chồng tôn trọng mong muốn của người vợ trong việc nuôi con?"... là một số bình luận nổi bật.

Thực tế là càng nhiều phụ nữ ở Trung Quốc độc lập và có địa vị cao trong xã hội thì việc trẻ em mang họ mẹ sẽ ngày càng tăng.

Theo báo cáo thường niên của Bộ Công an, 7,7% trẻ sơ sinh năm 2020 mang họ mẹ. Ở một số thành phố lớn như Thượng Hải, tỷ lệ này là 8,8%.

Quyết định con cái mang họ mẹ thậm chí được người phụ nữ chủ động đề nghị. Tháng 5/2023, một phụ nữ ở miền Đông Trung Quốc nói với bạn trai rằng cô sẽ trả phần lớn chi phí đám cưới và muốn có hai con - 1 trong 2 phải mang họ mình.

Bài hát lớn lên cùng con

Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.

Mai Vũ

Bạn có thể quan tâm