Tối 10/12, gần 100 khách mời là Đại sứ quán các nước Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Nam Phi... có mặt tại gala "Chuyện của Phở". Phở đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước cũng như lan tỏa đến hàng trăm quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Sự quy tụ của các đầu bếp nổi tiếng từ các vùng miền cùng những câu chuyện thú vị đằng sau sự hình thành và tạo nên giá trị của phở đối với ẩm thực Việt Nam. |
Ông Furudate Seike (Trưởng ban Báo chí và Văn hóa ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam) lần đầu tiên được trải nghiệm cho bánh phở, thịt bò, rau thơm vào nước dùng đang sôi trong bát đá. "Tôi sẽ gọi thêm phở sốt vang. Tôi đã ăn 4 bát phở. Nước dùng phở hôm nay rất đậm đà, tròn vị", ông cho biết. |
"Tôi nhớ khi còn nhỏ, Hà Nội chủ yếu là gánh hàng rong, hồi đó chỉ ăn phở bằng đũa. Tôi đã đánh mất đi một động tác ăn rất ngon là lùa (và). Sau này chúng ta có thêm cái thìa bắt chước người Tây ăn có vẻ sang trọng nhưng làm mất đi sức nóng của phở", nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ. |
"Vị ngọt quan trọng nhất của phở là nước mắm. Thủy sản, muối và nắng nhiệt đới đã tạo nên một thức ăn rất ngon", ông Dương Trung Quốc cho biết thêm. |
Bánh phở được làm thủ công cho thực khách thấy rõ các công đoạn làm phở ngay tại chỗ. |
Những gia vị thảo mộc như quế, hoa hồi, thảo quả, đinh hương, hạt mùi là những nhân tố không thể thiếu mang lại hương vị thơm ngon, đặc biệt cho nước dùng phở. |
Lần đầu tiên phở được đưa lên tranh cát qua đôi bàn tay tài hoa của họa sĩ Đức Trí, khắc họa về câu chuyện Phở đã gắn bó hàng trăm năm nay với văn hóa ẩm thực Việt. Phở không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn hàm chứa những tinh hoa ẩm thực và bản sắc của một nền nông nghiệp lúa nước. |
Chuỗi ngày sự kiện "Ngày của Phở" do báo Tuổi Trẻ tổ chức đã trở thành một hoạt động du lịch, văn hóa thường niên để quảng bá, đưa món ăn truyền thống của dân tộc lan tỏa khắp thế giới. |