Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản sắp cấp phép thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên

Bộ Y tế Nhật Bản bắt đầu tiến hành quy trình phê duyệt để sớm cấp phép thuốc Remdesivir trong việc điều trị Covid-19.

Tờ Japan Times cho hay động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cấp phép sử dụng thuốc Remdesivir cho các trường hợp khẩn cấp tại nước này. Remdesivir là loại thuốc ban đầu được công ty Gilead Science phát triển để điều trị Ebola.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết sẽ áp dụng hệ thống phê duyệt đặc biệt để rút ngắn thời gian sàng lọc đối với Remdesivir. Nếu được phê duyệt, Remdesivir sẽ là loại thuốc đầu tiên tại Nhật Bản được công nhận để điều trị Covid-19.

Tuy nhiên, với nguồn cung hạn chế, nhiều khả năng loại thuốc này chỉ có sẵn tại các bệnh viện thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế trong giai đoạn đầu.

Thuoc Remdesivir dieu tri Covid-19 anh 1

Nhật Bản đang cố gắng phê duyệt nhanh chóng thuốc Remdesivir để điều trị Covid-19. Ảnh: Japantimes.

Bộ trưởng Katsunobu Kato cho biết công ty Gilead Science sẽ nộp đơn xin phê duyệt trong một vài ngày tới và Bộ Y tế Nhật Bản đang chuẩn bị sẵn sàng mọi thủ tục để bắt đầu phê duyệt nhanh trong khoảng một tuần.

Sau khi nhận được đơn từ Gilead Science, Bộ Y tế sẽ thu thập ý kiến về độ an toàn và các khía cạnh khác của thuốc tại cuộc họp của Hội đồng Vệ sinh Dược phẩm và Thực phẩm.

Quá trình phê duyệt của Nhật Bản thường mất khoảng một năm dựa trên kết quả của các thử nghiệm lâm sàng trong nước. Remdesivir được kỳ vọng sẽ có hiệu quả với những bệnh nhân Covid-19 nặng.

Cặp vợ chồng mắc Covid-19 lần đầu gặp hai con mới sinh sau 3 tuần Sau 3 tuần điều trị và cách ly do Covid-19, cặp vợ chồng ở Michigan, Mỹ, cuối cùng có thể gặp hai con trai mới sinh lần đầu tiên.

Việt Nam bước đầu tiêm thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 trên chuột

Công ty TNHH MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế) cho hay Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vaccine và tiêm thử nghiệm trên chuột.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm