Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những bệnh dễ lây truyền qua không khí

Bệnh lây truyền qua không khí lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, phun dịch tiết mũi, họng vào không khí.

Trang Healthline định nghĩa bệnh lây truyền qua không khí lây lan khi người bình thường hít phải các tác nhân gây bệnh. Những tác nhân này có thể từ người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, phun dịch tiết mũi và họng vào không khí. Vi khuẩn và virus cũng có thể bám vào các bề mặt, từ lây truyền qua người lành.

Cúm mùa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 1 tỷ người mắc cúm mùa mỗi năm trên toàn cầu, trong đó có 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nặng, trong đó, có đến 290.000-650.000 ca không qua khỏi mỗi năm do cúm mùa.

benh lay qua khong khi anh 1

Mỗi năm, thế giới ghi nhận hàng trăm nghìn ca không qua khỏi vì biến chứng cúm mùa. Ảnh: Pexels.

Các triệu chứng của bệnh cúm bao gồm sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu chủ quan, bệnh có thể chuyển nặng, thậm chí có nguy cơ gây nguy hiểm tính mạng.

Căn bệnh này thường gây ra bởi rhinovirus, có khả năng lây lan nhanh chóng qua không khí. Bệnh có thể gây bệnh trong 5-7 ngày và tái phát thường xuyên.

Thủy đậu

Bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster gây ra, lây trực tiếp qua đường hô hấp như ho khan, hắt hơi và gián tiếp khi tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết, chất lỏng từ mụn nước ở người mắc bệnh.

Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu, nhất là trẻ em. Mọi người nếu chưa tiêm vaccine có thể chỉ bị thủy đậu một lần, sau đó virus sẽ không hoạt động.

benh lay qua khong khi anh 2

Thủy đậu gây nổi mụn nước, ngứa ngáy cho người bệnh. Ảnh: Healthwire.

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của thủy đậu là phát ban, nổi mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, gây ngứa. Trong vài ngày, các mụn nước sẽ vỡ ra và rỉ nước, sau đó đóng vảy trước khi lành lại.

Bệnh thủy đậu đa số lành tính, hồi phục trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, đây không chỉ là bệnh ngoài da để lại sẹo, mà có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng… Bệnh đặc biệt nguy hiểm với bà bầu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người có bệnh nền. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu chủ động và có hiệu quả nhất là chủng ngừa bằng vaccine.

Quai bị

Bệnh quai bị do virus quai bị gây ra, thuộc họ paramyxovirus. Những virus này là nguồn lây nhiễm phổ biến, đặc biệt ở trẻ em.

Sưng tuyến mang tai là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh quai bị. Cả hai tuyến thường bị sưng tấy, mặc dù đôi khi chỉ có một tuyến bị ảnh hưởng. Sưng có thể gây đau, đau và khó nuốt.

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị quai bị đặc hiệu mà chỉ là điều trị triệu chứng. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần. Trong trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể cách ly tại nhà và điều trị theo sự hướng dẫn của cơ sở y tế.

Sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có tốc độ lây lan nhanh qua đường hô hấp và có nguy cơ trở thành dịch.

Các triệu chứng mắc sởi bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi và phát ban khắp cơ thể. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.

benh lay qua khong khi anh 3

Một trẻ mắc sởi được điều trị tại TP.HCM. Ảnh: Khương Nguyễn.

Khi mắc bệnh, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị mắc các biến chứng đường hô hấp (viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi); biến chứng tiêu hóa (tiêu chảy, đi cầu ra máu); biến chứng thần kinh (co giật, viêm não tủy)...

Bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ đang mắc các bệnh cấp tính và mạn tính khác. Phụ nữ mang thai bị mắc sởi có thể gây ra sảy thai, sinh non.

Ho gà

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có khả năng lây lan cao, thời gian ủ bệnh dài, biểu hiện và triệu chứng dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bệnh khởi đầu có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho, trẻ thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.

benh lay qua khong khi anh 4

Tiếng rít như gà gáy là biểu hiện đặc trưng nhất ở trẻ mắc bệnh ho gà. Ảnh: Shutterstock.

Bệnh ho gà lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Tính lây truyền rất cao ngay sau khi bị phơi nhiễm với giọt nước bọt của bệnh nhân, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học.

Bệnh thường diễn biến nặng, nguy hiểm tính mạng do bị bội nhiễm gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản - phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.

Covid-19

Virus gây ra đại dịch Covid-19 là SARS-CoV-2, có khả năng lây truyền nhanh qua không khí và qua các giọt hô hấp khi một người ho hoặc hắt hơi.

Tại Việt Nam, Covid-19 được phân loại là bệnh truyền nhiễm nhóm B cũng với bệnh do Adenovirus, HIV/AIDS, bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết Dengue, bệnh sởi, tay chân miệng, thủy đậu...

Hầu hết bệnh truyền nhiễm qua đường không khí hiện nay đều có vaccine phòng bệnh. Trẻ em và cả người lớn nên tiêm phòng sớm và đầy đủ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây.

Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y

Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Cách điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ

Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em, nhất là vào mùa hè. Nguyên nhân thường là tuyến mồ hôi bị tắc, gây kích ứng, xuất hiện các sẩn nhỏ màu hồng trên da.

Nhật Minh

Bạn có thể quan tâm