Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cách phòng ngừa bệnh cúm mùa hiệu quả

Theo trang English Jagran, virus cúm có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng ở người già và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Chúng cũng gây biến chứng và đe dọa tính mạng con người.

Rửa tay là cách hiệu quả để phòng bệnh cúm mùa. Ảnh: AdobeStock.

Trang English Jagran nhận định thông thường, sự thay đổi của khí hậu sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan đến sức khỏe. Đặc biệt, thời điểm giao mùa là lúc những căn bệnh như cúm, sốt trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Bệnh cúm được mô tả là một bệnh về đường hô hấp gây ra các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ thể, sổ mũi, ho, đau họng và mệt mỏi. Nhiễm trùng cúm có thể lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác qua dịch tiết hoặc giọt bắn.

Trong vài tháng qua, các trường hợp cảm lạnh và ho đã gia tăng trên khắp đất nước Ấn Độ. Một số trường hợp nhiễm virus H3N2 cũng được ghi nhận ở Karnataka, Bihar và Haryana. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết H3N2 là một phân nhóm của virus Influenza A - nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh cúm ở người.

Dưới đây là những cách mà trang English Jagran liệt kê để phòng tránh bệnh cúm hiệu quả.

Tránh nơi đông người

Trong cuộc sống học tập và làm việc hàng ngày, mọi người khó tránh việc tiếp xúc với đám đông, nhưng điều quan trọng là phải nâng cao cảnh giác để ngăn ngừa bệnh cúm.

Cúm thường có xu hướng lây lan nhanh chóng ở những nơi như trường học, công ty, nhà ở và các cơ sở khác. Do đó, trang English Jagran khuyên người dân nên ưu tiên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để giảm nguy cơ bị nhiễm virus cúm.

Rửa tay đúng cách

Theo English Jagran, virus cúm thường sống và bám trên bề mặt bàn tay, vì vậy, mọi người phải thật sự cẩn thận với những thứ bản thân chạm vào. Cách hiệu quả nhất là luôn mang theo nước sát trùng bên mình và rửa tay trước khi ăn. Tránh chạm vào mặt hoặc miệng nếu tay chưa rửa. Cùng với đó là tập xây dựng thói quen rửa tay đúng cách như trước và sau mỗi bữa ăn, trở về nhà sau khi ra ngoài.

phong benh cum anh 1

Tiêm vaccine hàng năm giúp giảm biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm. Ảnh: CNA.

Ăn uống lành mạnh

Hệ thống miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh cúm cũng như các bệnh nhiễm trùng khác. Trang English Jagran khuyên mọi người cần tuân theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng; hạn chế đường, đồ ăn vặt và thức ăn giàu chất béo. Bên cạnh đó, người dân cũng nên ăn các loại trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe.

Làm sạch và khử trùng nhà ở

Trang English Jagran nhận định giữ cho nhà ở sạch sẽ là điều quan trọng để bảo vệ mọi người khỏi bệnh cúm. Kể cả nếu có thành viên trong gia đình bị bệnh cúm, việc khử trùng và giữ cho các bề mặt luôn sạch sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Người dân cần sử dụng chất tẩy rửa, khử trùng để lau sạch tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, công tắc đèn và các vật dụng thường xuyên chạm vào. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tự cách ly ở một khu vực nhất định trong nhà để hạn chế lây lan.

Tiêm chủng định kỳ

Trang English Jagran khuyên người dân nên đảm bảo tiêm phòng cúm hàng năm. Sự lưu hành của virus cúm sẽ thay đổi từ năm này sang năm khác, vì vậy, việc tiêm phòng đầy đủ vào từng năm là điều rất quan trọng.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch

Ngăn bệnh truyền nhiễm chết người từ châu Phi vào Việt Nam

Hành khách nhập cảnh từ các nước châu Phi có dịch Marburg sẽ phải giám sát y tế trong vòng 21 ngày nhằm ngăn nguy cơ căn bệnh truyền nhiễm chết người này lây lan vào Việt Nam.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm